Nhũng yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và nâng cao năng lực tụ học cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 31 - 34)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC

1.3.3. Nhũng yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và nâng cao năng lực tụ học cho học

sinh trung học phổ thơng:

Thái độ cần cù, lịng say mê khoa học, kỹ năng, phương pháp tự học từng bước được hình thành, nâng cao qua quá trình học tập và tự học do tác động bởi hoạt động giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng bởi điều kiện, mơi trường học tập. Do dó, các yếu tố chủ yếu như nội dung

kiến thức học tập, PPDH của thầy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như điều kiện và mơi trường học tập ảnh hưởng đến việc hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS.

a. Ảnh hưởng của nội dung dạy học đến sự hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS THPT:

Nội dung dạy học là đối tượng lĩnh hội và xử lý của HS trong quá trình học lập và tự học. Nội dung dạy học chứa đựng trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và trong các nguồn thông tin khác. Cấu trúc nội dung dạy học thể hiện tính khoa học qua chương trình dạy học theo từng bậc học, cấp học.

Nội dung dạy học không chỉ là một hệ thống tri thức mà còn cả cách thức hành động, trong đó chứa cả kỹ năng và phương pháp học tập.

Nội dung dạy học là nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp học tập và tự học của HS. Nếu nội dung dạy học phù hợp với tâm sinh lý, phù hợp với độ tuổi của HS, nó sẽ có tác động rất lớn đến hứng thú học lập, lịng say mê, tính cần cù và sáng tạo của HS, từ dó hình thành và nâng cao năng lực tự học, tự thích ứng cho HS. Mặt khác, PPDH nhằm hướng dẫn HS lĩnh hội nội dung cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, đến việc phát huy năng lực tự học cho HS.

b. Ảnh hưởng của PPDH đến sự hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS

THPT:

Trước sự phát triển của đa phương tiện truyền thơng, người thầy khơng cịn giữ vai trò là nguồn duy nhất cung cấp sự hiểu biết; quyền uy của người thầy khơng cịn dựa trên cơ sở độc quyền về kiến thức đối với HS mà người thầy ngày nay cịn cần phải có năng lực hướng dẫn HS tự học, tự đánh giá, tích cực tham gia vào q trình giáo dục và đào tạo, biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình.

Trong quá trình học đối mặt với thầy giáo (nói đến hoạt động học ở nhà trường), người học tiếp thu nội dung bài học qua hướng dẫn của thầy giáo. Với một nội dung cụ thể, thầy giáo sẽ sử dụng một phương pháp cụ thể, thích ứng nhằm tạo điều kiện cho người học tìm đến chân lý. Một khi người thầy giáo biết cách hướng dẫn, tổ chức, kích thích tạo cho người học con đường tìm đến chân lý để người học tự nắm bắt, tự xử lý thông tin nhằm chiếm lĩnh tri thức, lúc

đó năng lực tự học và tự học suốt đời của người học mới có điều kiện phát triển. Trái lại, nếu người thầy giáo chỉ cung cấp, nhồi nhét, áp đặt kiến thức cho người học thì người học chỉ tiếp thu máy móc, thụ động; và tất nhiên là năng lực tự học sáng tạo sẽ khơng có điều kiện hình thành và phát triển. Do đó, phương pháp dạy mà người thầy sử dụng để truyền tải thơng tin cho người học có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực tự học của HS.

c. Ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đến sự hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS THPT:

Năng lực tự học của HS được nâng cao không những do ảnh hưởng của PPDH từ thầy giáo mà cịn được hình thành, phát triển qua những hoạt động tập thể, hoạt động thể thao, sinh hoạt Đoàn, Đội ở trường học đem lại.

Trong nhà trường phổ thông, các hoạt động tập thể qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội và rèn luyện thể chất đều nhằm mục đích rèn luyện tính cách người HS, giáo dục người học trở thành một cơng dân tốt của Tổ quốc. Chính mơi trường hoạt động tập thể giúp cho người học có động cơ, thái độ học tập đúng đắn nhằm mưu cầu lợi ích cho bản thân, cho xã hội và qua đó kích thích ước mơ của các em, tạo cho các em ham muốn học tập. Đó là động lực thúc đẩy phát triển hoạt động tự học của HS. Các hoạt động giáo dục ngồi giờ ở trường học khơng chỉ nhằm kích thích động cơ, thái độ học tập của các em mà còn cung cấp cho các em những thao tác tư duy cần thiết trong quá trình học tập và tự học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ ở nhà trường phổ thơng cịn có những hình thức thi đua học tập, rèn luyện đạo đức một cách đa dạng, phong phú, khơi dậy ở các em tinh thần đồng đội, giúp nhau tự học, thúc đẩy, nâng cao năng lực tự học và tự học suốt đời cho các em.

d. Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện học tập đến sự hình thành và nâng cao

năng lực tự học cho HS THPT:

Con người là tổng hồ của các mối quan hệ xã hội. Tính cách con người nói chung và người HS nói riêng khơng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục ở nhà trường phổ thơng mà cịn do ảnh hưởng của môi trường xã hội. Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách người học ngay từ thuở ấu thơ. Do đó, chính sự tác động mạnh mẽ của xã hội, nhất là gia đình, hình thành ở các em động cơ, thái độ học tập, ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở các em, đến

Môi trường và điều kiện học lập của xã hội và gia đình dành cho các em có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học. Môi trường xã hội lành mạnh, điều kiện thiết yếu từ gia đình như góc học tập, tài liệu sách báo cũng như thái độ của cha mẹ đối với việc học giúp các em ham thích, cần cù và có khá năng tự học tốt.

Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ học tập của nhà trường có vai trị quan trọng trong việc hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS. Thư viện trường học, phịng thí nghiệm, sách báo, tài liệu tham khảo, các phương tiện thơng tín, truyền thơng về văn hố, khoa học được phổ biến phong phú, đa dạng nếu biết khai thác và sử dụng sẽ đem lại vốn tri thức quý báu, giúp cải thiện phương pháp học tập và tự học cho các em.

1.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)