THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG
3.2.6. Kết quả bước đầu của việc thử nghiệm các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng
nhăm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông: a. Giả thuyết thử nghiệm:
Năng lực tự học của HS THPT được nâng cao rõ rệt sau khi các em được học qua các thầy cơ bộ mơn giảng dạy có sử dụng những PPDH tích cực và có sử dụng các phương tiện thiết bị, đồ dùng dạy học.
Việc nâng cao năng lực tự học cho HS THPT bằng những phương pháp và hình thức dạy học tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả, chất lượng học tập của HS và làm cho HS cảm thấy hứng thú trong học tập cũng như nong hoạt động tự học của mình.
b. Mục đích của việc thử nghiệm:
Tìm hiểu sự biến đổi nhận thức lẫn hành động của HS THPT đối với nội dung, phương pháp tự học dưới ảnh hưởng của việc giảng dạy có sử dụng PPDH tích cực của GV ở bộ mơn Tốn. Qua đó, khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp quản lí của HT trong việc cải tiến PPDH và trong việc trang bị, cải tiến các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.
c. Nội dung thử nghiệm:
Để nâng cao năng lực tự học cho HS THPT, HT cần phải có rất nhiều biện pháp quản lí tác động đến như: biện pháp quản lí hành chính, biện pháp quản lí q trình dạy và học, biện pháp chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV bộ môn,... Và việc nâng cao năng lực tự học cho HS không phải ngày một ngày hai là có hiệu quả ngay, nó địi hỏi phải có cả một q trình lâu dài và kiên trì. Nhưng người nghiên cứu cũng xin mạnh dạn tiến hành thử nghiệm một vài biện pháp trong những biện pháp quản lí của HT nhằm nâng cao năng lực tự học: cho HS đó là biện pháp quản lí của HT trong việc cải tiến PPDH và trang bị, cải tiến các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học cho GV tham gia thử nghiệm ở trường THPT Nguyễn Huệ nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS. Dẫu biết rằng để có thể nhanh chóng và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS, HT cần và rất cần sử dụng, phối hợp nhiều biện pháp quản lí khác nhau trong cơng tác quản lí của mình. Vì thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ xin tiến hành thử nghiệm một vài biện pháp quản lí nêu trên với nội dung cụ thể như sau:
- Bồi dưỡng PPDH tích cực cho 10 GV Tốn của trường THPT Nguyễn Huệ - Bồi dưỡng phương pháp học lập lích cực cho 46 HS của trường
- Trang bị, cải tiến phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho GV tham gia thử nghiệm
- Tổ chức giảng và dự giờ ở lớp thử nghiệm
- Tổ chức kiểm tra 2 lần 1 tiết với bộ đề kiểm tra có sự cải tiến nhằm khuyến khích HS suy nghĩ, động não và vận dụng kiến thức đã học vào q trình làm bài nhằm phát huy lính tích cực, tự lực sáng tạo của HS góp phần nâng cao năng lực tự học cho HS (lần 1: trước khi thử nghiệm và lần 2: sau khi thử nghiệm)
d. Thời gian thử nghiệm: 2 tháng (từ 1/10/2002 đến 30/1 1/2002) e. Tiến trình thử nghiệm:
* Đối tượng được chọn làm thử nghiệm:
Triển khai việc bồi dưỡng PPDH tích cực trên 10 GV Tốn, việc bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho 46 HS và việc dạy thử nghiệm mơn Tốn ở lớp 12 thuộc trường THPT Nguyễn Huệ, Quận 9, TpHCM
* Phương thức tựa chọn các đối tượng thử nghiệm
- Đối với GV được bồi dưỡng PHDH tích cực: Tất cả đều có cùng trình độ đào tạo (ĐH SƯ phạm TpHCM), thâm niên cơng tác (trên 10 năm), trình độ tay nghề và năng lực giảng dạy. GV được chọn để dạy thử nghiệm hiện là tổ trưởng tổ bộ mơn Tốn của trường, có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao. - Đối với HS chọn theo tỉ lệ tương đương 1-1 về 2 phương diện: học lực và hạnh kiểm (căn cứ trên kết quả học tập của năm trước)
* Biện pháp tác động:
Đó là phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học được sử dụng trong quá trình giảng dạy Tốn thuộc 2 nhóm khác nhau. Cả 2 nhóm này đều do GV thực hiện trên cùng một bài giảng, tuân thủ theo yêu cầu của từng phương pháp và hình thức giảng dạy.
Nhóm đối chứng: GV sử dụng kiểu dạy học truyền thống với phương pháp giảng giải, đàm thoại, trực quan ... và hình thức dạy học lớp - bài.
Nhóm thử nghiệm: GV sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, trong đó chú ý sử dụng những PPDH tích cực như phương pháp cơng não, thảo luận, làm việc nhóm, thực hành có sự giám sát... và các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Hình thức dạy học ở trên lớp kết hợp với hình thức thảo luận tập thể và làm việc nhóm.
* Cách tiếp cận kết quả thử nghiệm:
- Quan sát khơng khí làm việc của HS trên lớp trong giờ học: tính tự giác, tích cực độc lập trong khi lĩnh hội kiến thức, sự hứng thú và ham thích trong giờ học cụ thể là qua việc chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chăm phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực, năng động trong làm việc nhóm..., quan hệ thầy trò, khả năng làm việc cùng nhau của HS
- Trị chuyện với GV và HS ngồi giờ học - Kiểm tra kiến thức:
Nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng được đo 2 lần trong q trình giảng dạy (lần 1 vào đầu đợt thử nghiệm và lần 2 vào cuối đột thử nghiệm) bằng 1 bài kiểm tra do GV biên soạn theo hướng phát huy tính tích cực suy nghĩ, động não và vận dụng kiến thức khi làm bài của HS.
So sánh kết quả đo lần đầu (tiền trắc nghiệm) và kết quả đo lần cuối (hậu trắc nghiệm) của 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng sẽ khẳng định được hiệu quả tác động của biện pháp giảng dạy có sử dụng những PPDH tích cực.
Trong 3 cách tiếp cận trên, cách đo bằng bài kiểm tra là chủ yếu, còn 2 cách cịn lại giữ vị trí hỗ trợ.
. Tiêu chuẩn và thang đánh giá:
Đánh giá sự nhận thức cũng như là thái độ đối với việc học tập, tự học của HS THPT qua 1 quá trình được học với các thầy cơ giảng dạy có sử dụng PPDH tích cực: bản thân nhận thấy ở trên lớp phải cố gắng nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, phát biểu ý kiến, xây dựng bài, làm việc nhóm và về nhà ngồi việc làm bài tập thầy cơ giao, bản thân cịn phải tự tìm tịi, học hỏi thêm những vấn đề có liên quan qua thầy cơ, bạn bè, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Chấm điểm bài kiểm tra: Thang điểm có 4 mức như sau: Mức giỏi: có mức điểm từ 9 đến 1 0
Mức khá: có mức điểm từ 7 đến 8
Mức trung bình: có mức điểm từ 5 đến 6 Mức yếu: có mức điểm từ 1 đến 4
* Tiến hành thử nghiệm:
Bồi dưỡng đối tượng trước khi thử nghiệm:
Nghe giới thiệu sơ lược về các PPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập như thực hành có sự giám sát, thảo luận, làm việc nhóm và các phương pháp khác. Ngồi ra, GV cịn được cung cấp bộ tài liệu về các PPDH tích cực của trường Cán bộ quản lí GD-ĐTII phối hợp với tổ chức VVOB (Vương quốc Bỉ) có tựa đề là "Bộ cơng cụ dạy học của GV".
Thống nhất những yêu cầu về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và GV với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển cho HS tham gia học tập nhưng phải gây được hứng thú học tập cho HS, khéo léo dẫn dắt các em vào tình huống có vấn đề, tạo cơ hội cho các em trình bày, thể hiện quan điểm của mình đồng thời giúp các em hiểu và tự tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan đến bài học.
Nghe giới thiệu và được hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS
. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS: Cung cấp cho HS những kiến thức về các phương pháp học tập tích cực thơng qua tác phẩm "Dạy trẻ học" của trường Cán bộ quản lí GD-ĐTII phối hợp với tổ chức VVOB (Vương quốc Bỉ) bao gồm mười chiến lược học tập: tư duy để học, đặt câu hỏi, lập kế hoạch, thảo luận, vẽ sơ đồ nhận thức, tư duy đa hướng, học tập hợp tác, kèm cặp, kiểm điểm và tạo một trường học tập hợp tác. Qua đó, HS sẽ chuyển từ cách học thụ động, chờ đợi GV cung cấp kiến thức sang cách học tích cực, tự mình tìm kiếm kiến thức bằng việc tham gia xây dựng bài học trên lớp, tham gia giải quyết các bài tập, các tình huống có vấn đề, đọc thêm các sách báo, tài liệu tham khảo... dần nâng cao ý thức tích cực và năng lực tự học, sáng tạo của HS.
. Trang bị, cải tiến phương tiện, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho GV tham gia thử nghiệm như máy đèn chiếu, phim trong, giấy Ao, bàn ghế dễ di chuyển... Ngồi ra, HT cịn khuyến khích GV tự làm ra những đồ dùng dạy học khác phục vụ cho giảng dạy.
. Biên soạn tài liệu: Giáo án thực hành và phiếu bài tập
Giáo án thực hành được soạn thảo theo hướng sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong quá trình học tập, qua đó giúp nâng cao năng lực tự học cho HS. Phiếu đánh giá bài giảng với thang điểm 20/20 được biên soạn lại và có chú trọng
đánh giá việc GV sử dụng các PPDH tích cực, các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy. Phiếu đánh giá gồm có 3 phần: (Nội dung chi tiết giáo án thực hành và phiếu đánh giá bài giảng xem phụ lục)
- Chuẩn bị: 2 điểm
- Nội dung giảng dạy và hướng dẫn: 7 điểm - Phương pháp giảng dạy: 11 điểm
Thang điểm đánh giá:
- 14 điểm đến cận 1 6 điểm: bài giảng đạt yêu cầu - 1 6 điểm đến cận 18 điểm: bài giảng đạt loại khá - 18 điểm trở lên: bài giảng đạt loại giỏi
Phiếu bài tập được biên soạn bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau từ dễ đến khó, phát ra cho HS làm từ từ theo từng cá nhân, từng cặp 2 em, từng nhóm làm và trình bày trước lớp. Qua đó sẽ giúp các em hình thành, củng cố và nâng cao kiến thức và phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập của các em góp phần nâng cao năng lực tự học.
Tiến hành thử nghiệm:
Tiến hành giảng thử nghiệm ở 1 lớp (lớp được chọn làm nhóm thử nghiệm) trong vịng 1 tháng có sử dụng các PPDH tích cực và các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Còn lớp được chọn làm nhóm đối chứng vẫn dạy bình thường theo phương pháp cũ, truyền thống. Cả 2 lớp (nhóm) đều do cùng một GV giảng với cùng một nội dung của các bài trong tháng đó.
Trong q trình giảng dạy, HT cử Hiệu phó chun mơn giúp đỡ, hỗ trợ GV giải quyết những khó khăn (nếu có)
Gần cuối tháng, HT tổ chức 1 tiết dự giờ có đánh giá (căn cứ theo bảng đánh giá mới) ở mỗi lớp (lớp thử nghiệm và lớp đối chứng) và rút kinh nghiệm tiết dạy.
Kết quả thử nghiệm:
Kết quả giảng dạy của GV dạy thử nghiệm thông qua phần đánh giá của GV dự giờ: Sau khi dự giờ 1 tiết giảng dạy ở lớp thử nghiệm và 1 tiết giảng dạy ở lớp đối chứng, HT tổ chức
họp góp ý, rút kinh nghiệm và đánh giá cho 2 bài giảng ở 2 lớp (đánh giá theo bảng đánh giá cũ cho tiết dạy ở lớp đối chứng và theo bảng đánh giá mới cho tiết dạy ở lớp thử nghiệm) và cho kết quả như sau:
Với kết quả 14.75 điểm ở nhóm đối chứng: Bài giảng chỉ đạt yêu cầu, có thể nói chất lượng giảng dạy ở lớp này chưa cao, HS cịn thụ động, GV chưa phát huy được tính tích cực tự lực của HS trong q trình giảng dạy và chưa góp phần nâng cao năng lực tự học của HS.
Ở lớp thử nghiệm, do GV có sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy tích cực cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bài giảng đã thực sự lôi cuốn các GV và HS tham gia và được các GV dự giờ đánh giá cao với điểm trung bình là 18.7 điểm, đạt loại giỏi trong thang điểm đánh giá. Và hầu hết các GV dự giờ đều có chung nhận xét: "Nếu tất cả các GV đều được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực và kiến thức về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học cộng với sự chuẩn bị chu đáo cho bài giảng thì
GV nào cũng có thể dạy giỏi và chắc chắn là nâng lực tự học của HS được nâng cao. Tuy nhiên, muốn có được kết quả trên đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều thời gian và cơng sức.
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Trước khi thử nghiệm, trình độ HS cũng như khả năng, năng lực học tập của HS ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng là như nhau, tương đối cân bằng nhau và khơng có sự khác biệt đáng kể:
HS được xếp loại giỏi chiếm 6.52% và 6.52% HS được xếp loại khá chiếm 41.31 % và 45.65% HS được xếp loại trung bình chiếm 43.48% và 41.31 % HS được xếp loại yếu chiếm 8.70% và 6.52%
Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thử nghiệm bằng kiểm nghiệm Chi-Square (với mức ý nghĩa α = .05) xuất hiện sự khác biệt không có ý nghĩa. Kết quả đó cho phép khẳng định trước khi áp dụng biện pháp tác động giáo dục ở cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng là trình độ HS cũng như khả năng, năng lực học tập của HS ở hai nhóm tương đối bằng nhau.
Sau một thời gian áp dụng biện pháp tác động lên 2 nhóm bằng những phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, kết quả cho thấy: trình độ HS cũng như khả năng, năng lực học tập của HS ở hai nhóm đều có sự biến đổi theo hướng phát triển đi lên đáng kể. Cụ thể:
Mức giỏi tăng từ 6.52% đến 1 0.87% - tỉ lệ chênh lệch là 4.35% Mức khá tăng từ 41.31% đến 45.65% - tỉ lệ chênh lệch là 4.34%
Mức trung bình giảm từ 43.48% xuống cịn 39.13% -tỉ lệ chênh lệch là 4.35% Mức yếu giảm từ 8.70% xuống còn 4.35% - tỉ lệ chênh lệch là 4.35%
Nhóm thử nghiệm:
Mức giỏi tăng từ 6.52% đến 1 7.39% - tỉ lệ chênh lệch là 10.87% Mức khá tăng từ 45.65% đến 67.39% - tỉ lệ chênh lệch là 21.1 7%
Mức trung bình giảm từ 41.31% xuống còn 15.22%- tỉ lệ chênh lệch là 26.09% Mức yếu giảm từ 6.52% xuống còn 0.0% - tỉ lệ chênh lệch là 6.52%
Câu hỏi đặt ra là có đúng sau khi HS được học với các thầy cơ giáo có sử dụng những PPDH tích cực như phương pháp cơng não, thảo luận, làm việc nhóm, thực hành có sự giám sát... và các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học cộng với hình thức dạy học ở trên lớp đó là hình thức thảo luận tập thể và làm việc nhóm thì trình độ HS cũng như khả năng, năng lực học tập của HS THPT tăng lên?. Kiểm định sự khác biệt giữa 2 tần suất của việc xếp loại HS thông qua điểm kiểm tra bằng kiểm nghiệm Chi-Square (với mức ý nghĩa α = .05) xuất hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa lần đo 1 và lần 2 ở lớp thử nghiệm. Tương tự, ở lớp đối chứng cũng xuất hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa lần đo 1 và lần đo 2. Điều đó chứng tỏ là sau khi HS được học với các thầy cơ giáo có sử dụng những PPDH tích cực thì trình độ HS cũng như khả năng, năng lực học tập của HS THPT tăng lên một cách đáng kể so với khi chưa được học với các thầy cô giáo