- Thu lãi norm sổ sách,
3.1.1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm quan gân hàng
Theo báo cáo của khối sản phẩm - Hội sở chính về định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance đã đưa ra những phân tích về xu hướng nhu cầu bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam như sau:
Về dân số và nhu cầu đào tạo: Hiện nay dân số Việt Nam là khoảng 97 triệu người - đứng hàng thứ 1 4 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 63 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 65% tổng dân số; tuổi thọ trung bình khơng ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1 960 tăng lên 76 tuổi vào năm 2 019). Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với u cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn.
Phát triển kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7,2%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2020 GDP/người sẽ đạt 3.200 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm thu nhập vào hàng
cao nhất thế giới. Một điều đáng chú ý là sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu khá cao về bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Người dân Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay mới chỉ chiếm tỷ trọng là 8% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 100%, Thái Lan 80%, Singapore 85%, Malaysia là 75% và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 1 5%).
Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, khơng phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân.
Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hoàn thiện. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ có khoảng 15% dân số Việt Nam, chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nhà nước và công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội ngày càng không đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Trên thực tế, ở Việt Nam đã hình thành một số quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như bảo hiểm hưu trí của nơng dân.
Tuy tỷ lệ dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm y tế khá khả quan đạt 86% dân số nhưng phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm y tế cịn khá hẹp, cịn có sự phân biệt trong điều trị giữa bệnh nhân hưởng bảo hiểm y tế và bệnh nhân dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn bệnh nhân có bảo hiểm y tế và thuộc tầng lớp trung lưu trở lên khi khám chữa bệnh đều không sử dụng quyền lợi
từ bảo hiểm y tế để được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế cao hơn. Thực trạng này cũng là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm y tế, đặc biệt cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên.
Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo ra cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác như kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng,.... Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn như các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết đơn vị.
Sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành bảo hiểm cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu cơng nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành bảo hiểm.”
Từ những phân tích ở trên một lần nữa có thể khẳng định rằng, nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ cũng như phi nhân thọ của người dân Việt Nam có tốc độ gia tăng mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy thị trường bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng cũng đi cùng là những thách thức không nhỏ. Để thành công, ngân hàng cũng như các công ty bảo hiểm cần có chiến lược sản phẩm, phân phối và cơng nghệ phù hợp.