càng lớn và địi hỏi phải có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo an tồntín tín
dụng và bài học cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo an tồn tíndụng dụng
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ:
Quan điểm chung trong việc đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh của các ngân hàng Mỹ là: Quản lý tài sản có, quản lý tài sản nợ với chi phí ít, rủi ro thấp, hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Nội dung chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả đó là:
- Việc quản lý khả năng tiền mặt và đảm bảo tiền dự trữ, đối với các ngân hàng thương mại Mỹ được coi là vấn đề rất quan trọng. Việc dự trữ ngân
quỹ là yêu cầu bắt buộc và được cụ thể hố cho từng loại tiền gửi và mức tiền
khơng đồng nhất một tỷ lệ.
- Hệ thống bảo hiểm tiền gửi của Mỹ (FDIC) thành lập năm 1934 nhằm bảo vệ cho những người gửi tiền vào các ngân hàng có tham gia bảo hiểm tiền gửi. Do đó số tiền gửi vào các ngân hàng tăng do đã tạo niềm tin cho cơng chúng.
- Để giải quyết tình trạng vỡ nợ FDIC dùng hai phương pháp để xử lý:
+ Dùng cách thanh toán hết, tức là FDIC thanh toán cho ngân hàng bị vỡ nợ tất cả các món tiền gửi tối đa là 250.000 USD mỗi tài khoản (bằng
+ Dùng phương pháp mua và nắm quyền kiểm soát là FDIC cùng với một người chung phần, tổ chức lại ngân hàng này bằng cách nhận trách nhiệm tất cả những món tiền gửi mà ngân hàng khơng trả được nợ. FDIC có thể giúp người chung phần đó, những món vay trợ cấp hoặc bằng cách mua một số trong những món vay yếu kém của ngân hàng vỡ nợ trước đó. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để giải quyết khi ngân hàng vỡ nợ, đặc biệt là ngân hàng lớn.
Mặt khác, từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ cuối năm 2007 đến nay, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Nguyên nhân khởi đầu cơ bản là sự tập trung thái quá những khoản đầu tư với lãi suất rẻ và điều kiện tín dụng dễ dãi “dưới chuẩn” vào thị trường bất động sản, đồng thời có sự bùng nổ các cơng cụ nợ phái sinh trên thị trường này, nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội, từ đó làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn khi thị trường bất động sản đảo chiều, đình trệ, các bất động sản xuống giá, dẫn đến những đổ vỡ nhanh chóng trên thị trường tín dụng, dù có thể dự báo trước.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng diễn ra ở Nhật trong thập niên 1900 và đầu những năm 2000 cũng xuất phát gốc rễ tương tự như cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ: Bong bóng địa ốc “nổ”, khiến các ngân hàng khốn đốn vì hàng nghìn tỷ n nợ xấu. Ở Mỹ, chính sách tiền tệ nới lỏng đã dẫn tới tình trạng đầu cơ cổ phiếu và nhà đất cũng như tình trạng cho vay bừa bãi của các ngân hàng.
Ban đầu, các nhà lãnh đạo Nhật Bản không lường hết được mức độ tàn phá của sự lao dốc trên thị trường địa ốc đối với hệ thống ngân hàng. Khi khủng hoảng mới manh nha, nhiều nhà hoạch định chính sách Nhật ban đầu cho rằng việc áp dụng lãi suất thấp và các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp
các ngân hàng tự phục hồi. Nhưng tới cuối năm 1997, một loạt ngân hàng tại nước này đã đổ vỡ, châm ngịi cho một cuộc khủng hoảng tín dụng.
Chính phủ Nhật tiếp tục thử nghiệm những biện pháp mới, trong đó đáng chú ý nhất là thành lập hàng loạt quỹ đầu tư có sự góp vốn một phần của tư nhân để mua tài sản xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, lượng nợ xấ u mà các quỹ này mua vào rất nhỏ giọt do quy mô của các quỹ chỉ là nhỏ bé. Đồng thời, việc bán nợ xấu cũng chẳng giúp các ngân hàng giải quyết được tình trạng thiếu vốn là bao, vì giá bán những tài sản này rất rẻ mạt.
Cuối cùng Nhật đã đưa ra kế hoạch cải cách với trọng tâm là đề án thành lập một "Ngân hàng cầu nối" (Bridge bank) theo mơ hình đã từng được áp dụng trong chương trình cải cách ngân hàng ở Mỹ đầu những năm 1980, nhằm giải quyết những khoản nợ khổng lồ của hệ thống tài chính thơng qua sự đóng cửa, giải thể hoặc sáp nhập những tổ chức tài chính yếu kém .
Theo đề án, các ngân hàng trên bờ vực phá sản sẽ được quản lý do một Ban điều hành do Chính Phủ Nhật Bản chỉ định , các khoản tín dụng khó địi sẽ được chuyển sang tài khoản của ngân hàng thu giúp và quản lý, ngân hàng này có chức năng thu hồi các khoản nợ. Các khoản tín dụng có vấn đề sẽ được chuyển đến ngân hàng cầu nối. Trong khi đó, Ban điều hành do Chính Phủ chỉ định sẽ tìm cách sáp nhập hoặc bán các ngân hàng phá sản cho một ngân hàng khác đang làm ăn có hiệu quả, được gọi ngân hàng cứu ứng. Đồng thời, ngân hàng cứu ứng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận số nhân viên ngân hàng phá sản để giảm thiểu tác động xấu của một cuộc đổ vỡ có quy mơ hệ thống. Kinh nghiệm này đã được áp dụng ở Việt Nam khi ngân hàng thương mại cổ phần Châu Á Thái Bình Dương giải thể.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Tại Thái Lan, việc đánh giá tài sản thế chấp có thể do hai bên chủ nợ và con nợ thoả thuận thực hiện; hoặc có thể thuê một cơng ty có chức năng định
gía tiến hành. Khi đánh giá tài sản thế chấp, phải làm rõ tài sản nào có giá trị, có khả năng thu hồi khi vay vốn, tài sản nào bị nghi ngờ, tài sản nào khơng có khả năng thu hồi gía trị. Từ đó ngân hàng có thể xác định tỷ lệ dự phịng rủi ro thích hợp. Trong điều kiện cần thiết như cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, Chính phủ có thể mua cổ phần của các ngân hàng gặp khó khăn, phải sáp nhập, giải thể... Chính phủ thành lập Uỷ ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân, nhằm chấn chỉnh, củng cố trong thời hạn 3 năm. Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, hiện nay Thái Lan sử dụng 3 cách:
- Thoả thuận, chỉnh sửa lại các hợp đồng vay vốn như: hạ lãi suất, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn cho vay, giảm hoặc không phạt; hoặc yêu cầu con
nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán; chấp nhận lỗ để xoá nợ.
- Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng vay với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý.
- Giãn nợ, khi con nợ gặp khó khăn tạm thời trong các khoản thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.