C. Các chỉ tiêu đánh giá
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động
xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 là
8,44%, lạm phát: 12,63%; Năm 2008 tăng trưởng kinh tế giảm, chỉ đạt 6,23%, lạm phát ở mức cao 22,97%; Năm 2009 tăng trưởng kinh tế đạt 5,32%, lạm phát là 6,88%. Chính phủ đã thực hiện các biện pháp để kìm chế lạm phát, các
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, hàng hóa sản xuất khơng tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy có phá sản... điều này đã dẫn đến các doanh nghiệp khơng hồn trả được vốn vay, lăi vay cho ngân hàng. Chính vì vậy, các khoản nợ q hạn của ngân hàng trong năm 2008 tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm sút mạnh.
Thứ hai, Do ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách vĩ mơ của
NHNN. Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất ảnh hưởng của rủi ro chính sách đến
các hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong năm 2007 - 2008, để thực hiện được mục tiêu kìm chế lạm phát, NHNN đã 8 lần thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. và hàng loạt các chỉ thị, thông tư để hạn chế việc cho vay của ngân hàng như hạn chế mức dư nợ cho vay chứng khốn (khơng vượt q 3%tổng dư nợ của một ngân hàng), cấm cho vay kinh doanh, đầu tư bất động sản; khống chế mức tăng trưởng dư nợ tín dụng khơng vượt quá 30%/năm.Các thay đổi này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Do chính sách tín dụng chặt chẽ đã hạn chế việc đa dạng
đối tượng khách hàng.
+ Ngân hàng xác định thị trường mục tiêu là các DN vừa và nhỏ và cá nhân, hộ gia đình. Nhưng thực tế hiện nay mới thành cơng một nửa ở mảng tín dụng tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình. Các khách hàng doanh nghiệp đến với VPBank chủ yếu là doanh nghiệp có quy mơ “siêu nhỏ”. Chính sách tín dụng khắt khe hơn với các khoản vay lớn. Vì vậy, hiện nay xuất hiện một tư tưởng rất khơng tốt của cán bộ tín dụng là ngại thẩm định các món vay lớn, trừ khi các khách hàng này được Ban giám đốc, Ban tín dụng, Hội đồng tín
dụng xét duyệt cho vay đã nắm rõ thông tin về doanh nghiệp. Điều này, làm chậm quá trình xét duyệt cho vay nên ít hấp dẫn được các doanh nghiệp.
+ Chính sách lãi suất của Ngân hàng không hấp dẫn trong việc thu hút các doanh nghiệp. Hiện nay, Ngân hàng đưa ra biểu lãi suất cho vay theo tiêu chí thời gian (Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trong khi đó các Ngân hàng khác thường đưa ra thêm tiêu chí đối tượng khách hàng (DN và cá nhân). Vì thế lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp thường cao hơn so với các Ngân hàng khác. Điều này, làm giảm sức cạnh tranh của Ngân hàng.
+ Hiện nay, hầu hết các khoản vay của VPBank đều có tài sản đảm bảo (trừ sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên) và rất hạn chế cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo là hàng hóa, nhà xưởng. Điều này khiến Ngân hàng rất khó tiếp cận đối với các khoản vay lớn đòi hỏi giá trị tài sản đảm bảo cao, các dự án cho vay chủ yếu dựa vào uy tín và tính khả thi, hiệu quả sau này của dự án.
Thứ hai, Do chính sách Marketing chưa đầy đủ.
Hiện nay, hoạt động Marketing của VPBank mới chỉ dừng lại ở việc đưa hình ảnh của Ngân hàng đến với người dân chứ chưa chú trọng đến việc Marketing từng sản phẩm cụ thể, từng đối tượng cụ thể. Công việc này cũng không được đảm trách bới một bộ phận chuyên nghiệp của Ngân hàng mà chủ yếu là đi thuê từ các đơn vị bên ngồi. Các đơn vị này khơng nắm rõ được truyền thống, những nét văn hóa của chính Ngân hàng làm giảm hiệu quả của hoạt động Marketing. Thực tế, những khách hàng tự tìm đến Ngân hàng để đi vay là rất ít, chủ yếu là do các cán bộ tín dụng, cán bộ nhân viên trong ngân hàng tự tìm kiếm. Trong thời gian tới hoạt động Marketing cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
Hiện nay, VPBank có đội ngũ cán bộ tín dụng khá trẻ với sự năng động, sáng tạo nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm cả về tuổi đời và tuổi nghề. Việc thẩm định tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn, khơng đánh giá hết tình hình thực tế của khách hàng thậm chí cịn bị khách hàng làm hồ sơ giả để lừa đảo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng vẫn chưa tách biệt bộ phận hỗ trợ tín dụng. Vì vậy, một cán bộ tín dụng làm khối lượng công việc khá nhiều từ phát triển khách hàng, thẩm định tín dụng, kế tốn tiền vay và phải quản lí một lượng khách hàng tương đối lớn. Điều này, làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng. Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là hoạt động kiểm tra sau cho vay có rất nhiều hạn chế. Các hình thức và phương pháp kiểm tra thường chỉ mang tính chiếu lệ nhưng trên thực tế, đây là một cơng việc hết sức phức tạp, khó khăn, địi hỏi sự hợp tác rất lớn từ phía khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trả nợ của khách hàng, chất lượng của khoản vay. Đây cũng là một điểm yếu cần khắc phục của VPBank trong thời gian tới.
Thứ tư, Do việc đầu tư công nghệ chưa hợp lý, chưa khai thác hết các
tính năng cơng nghệ. Trong năm 2007, 2008 VPBank đã chi rất nhiều tiền để
đầu tư cho Trung tâm thẻ như: đầu tư mua mới 1.000 chiếc máy ATM, bên cạnh các loại thẻ thông dụng như thẻ ghi nợ nội địa sử dụng công nghệ từ, VPBank là ngân hàng đầu tiên tung ra sản phẩm thẻ sử dụng cơng nghệ chíp - đây là cơng nghệ hiện đại trên thế giới có độ bảo mật an toàn cao. Hoạt động của Trung tâm thẻ nhằm mở rộng thêm nhiều dịch vụ đa dạng cung cấp cho khách hàng từ đó thu hút thêm nguồn tiền nhàn rỗi từ các chủ thẻ, cũng là một kênh tăng cho vay thơng qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, việc đầu tư này chưa hợp lý, gây lãng phí vì lượng máy ATM mua về chưa sử dụng hết (có rất nhiều nguyên nhân như chưa tìm được địa điểm thuê đặt máy, giá thuê mặt bằng cao...), hơn nữa thị phần thẻ của VPBank còn quá nhỏ so với các ngân
hàng khác nên nhu cầu mở và sử dụng thẻ cịn ít. Lượng vốn huy động thơng qua kênh mở thẻ không đáng kể, trong khi đó việc mở thẻ tín dụng cịn khá dễ dàng nên phát sinh nợ quá hạn thẻ nhiều, mà các thẻ được mở chủ yếu là tín chấp, do đó phải trích lập dự phịng rủi ro rất nhiều.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động nói chung của VPBank, cũng như đi sâu vào phân tích thực trạng đảm bảo an tồn trong hoạt động huy động vốn và cho vay của VPBank trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong đảm bảo an tồn tín dụng tại VPBank . Vấn đề làm thế nào để phát huy được hết những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, vừa đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng trưởng dư nợ cho vay an tồn đối với VPBank là một điều vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay.
Chương 3