Thực trạng đảm bảo an tồn tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu 1448 đảm bảo an toàn tín dụng tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 51)

Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh được VPBank đặc biệt quan tâm. Tất cả các khoản huy động, cho vay đều được tuân thủ theo đúng các qui định của NHNN và của VPBank. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động được thể hiện ở việc:

- VPBank luôn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cho vay: Tuân thủ quy chế cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNNl ngày 31/12/2001 và

quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi, bổ sung một

số điều của quyết định 1627 đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích,

hiệu quả kinh tế, người vay trả nợ đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi.

- VPBank luôn thực hiện đúng các chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong công tác huy động vốn và cho vay. Đặc biệt là những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ thay đổi liên tục trong những năm nền kinh tế

bị ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu (từ năm 2007 cho đến nay) - VPBank luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực

hiện công tác cho vay như: Sở địa chính, cơng chứng Nhà nước, cục đăng

ký quốc gia về giao dịch đảm bảo, Uỷ ban nhân dân các quận huyện. - Trong những năm qua, VPBank ln chú trọng giữ uy tín của ngân

hàng với khách hàng, làm tốt công tác phát triển thương hiệu và nân g cao

chất lượng dịch vụ.

Để cụ thể hơn về đảm bảo an tồn tín dụng tại VPBank, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay Trung dài hạn

Các tỷ lệ an tồn vốn được VPBank duy trì theo đúng qui định của NHNN và đảm bảo an toàn hoạt động cho VPBank.

2.2.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

NHNN đã qui định tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đối với các NHTM Việt Nam. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các NHTM hoạt động an toàn, tránh việc đổ vỡ của một ngân hàng dẫn đến việc đổ vỡ hàng loạt các TCTD khác. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa (Vốn tự có - các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có)/Tài sản có rủi ro qui đổi. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VPBank năm 2008, 2009 thấp hơn so với năm 2007 là do trong năm 2008, VPBank đã tăng đầu tư góp vốn dài hạn (tăng 102 tỷ đồng) vào các cơng ty thành viên (Cơng ty chứng khốn VPBank và Công ty quản lý và khai thác tài sản VPBank), trong khi đó chất lượng của tài sản có rủi ro qui đổi giảm, khiến cho tỷ lệ qui đổi cao, dẫn đến tài sản có rủi ro qui đổi năm 2008 tăng hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VPBank vẫn ở mức cao so với mức chung tồn ngành (các Ngân hàng TMCP có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu bình quân ở mức 13%-14%) và phù hợp với qui định của NHNN.

2.2.1.2 Tỷ lệ về khả năng chi trả

Vấn đề đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh khoản luôn luôn được các Ngân hàng quan tâm và đặt lên hàng đầu vì đây là vấn đề quyết định vận mệnh đối với ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN u cầu các TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền đồng, vàng. Khi bất kỳ TCTD nào có dấu hiệu về mất khả năng chi trả, thanh khoản, NHNN sẽ phải có ngay các biện pháp phù hợp để can thiệp, tránh việc ảnh hưởng tới toàn hệ thống các TCTD.

Năm 2007, tỷ lệ khả năng chi trả của VPBank là 1,26 lần phù hợp với qui định của NHNN. Trong năm 2008, tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động phức tạp, nguồn vốn cung trên thị trường liên ngân hàng có lúc trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra gay gat...VPBank ln đặt mục tiêu đảm bảo an tồn hoạt động và đảm bảo khả năng thanh khoản lên hàng đầu, thực hiện các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, nhằm giữ chân khách hàng cũ có quan hệ thường xuyên, lâu năm với số dư tiền gửi lớn; mặt khác cũng nhằm thu hút số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và thực tế VPBank là một trong số ít các ngân hàng ln đảm bảo khả năng thanh khoản tại mọi thời điểm. Tỷ lệ khả năng chi trả năm 2008 là 3,86 lần - đây là tỷ lệ tương đối an toàn.

Trong năm 2009, kịch bản trên cũng lặp lại nhưng ở mức nhẹ hơn vì các ngân hàng cũng đã cảnh giác hơn sau đợt thiếu hụt thanh khoản trong năm 2008. VPBank chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, khơng cịn tình trạng chạy đua lãi suất huy động, căng thẳng vốn trên thị trường liên ngân hàng.. .VPBank luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt tại mọi thời điểm trong năm 2009.

Huy động vốn 9,065 15,317 15,752 22,115

39

2.2.1.3 Tỷ lệ đối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn,

dài hạn

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 là do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung, dài hạn, trong khi đó trong năm 2008, VPBank đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn (kênh cho vay ngắn hạn bị thu hẹp do khơng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn và bất động sản). Do vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng, VPBank đã phải tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN.

Trong năm 2009, sau khi có thơng tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của NHNN về việc giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với các NHTM từ 40% xuống còn 30%, VPBank đã phải điều chỉnh lại cơ cấu cho vay theo thời hạn của mình sao cho chậm nhất ngày 01/01/2010 tỷ lệ này phải ở mức không quá 30%. Để thực hiện được điều này từ tháng 9/2009, VPBank đã ngừng cho vay trung, dài hạn, sản phẩm tín dụng chủ yếu của VPBank là tín dụng tiêu dùng ngắn hạn, bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, đảm bảo đến đầu năm 2010 đưa tỷ lệ này về mức cho phép.

Một phần của tài liệu 1448 đảm bảo an toàn tín dụng tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w