Từ kinh nghiệm một số nước nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở NHTM ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trong công tác huy động vốn: Huy động nguồn vốn với chi
phí thấp nhất, đồng thời phải đảm bảo cho người gửi tiền rút ra bất kỳ lúc nào cũng như phải đảm bảo an toàn tiền gửi cho họ. Muốn vậy, các NHTM phải đa dạng hố các hình thức gửi tiền với các mức lãi suất phù hợp, yêu cầu quan trọng là tất cả các khoản tiền gửi phải được mua bảo hiểm tiền gửi. Mức đền bù tối đa của Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam cho 1 khoản tiền gửi là 50 triệu đồng (giống mơ hình FDIC).
Hiện nay, để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại Việt Nam phải trích một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các khoản tiền gửi dưới 12 tháng. Tuy
nhiên, trong từng thời kỳ, đối với mỗi loại tiền gửi và mức tiền gửi khác nhau, các ngân hàng thương mại nên có mức dự trữ khác nhau và tỷ lệ dự trữ này từng thời kỳ sẽ do ngân hàng Nhà nước quy định.
Mặc dù chưa có “Ngân hàng cầu nối” như mơ hình của Nhật Bản song các ngân hàng lớn ở Việt Nam cũng có khả năng tiếp ứng quản lý một số ngân hàng cổ phần kém hiệu quả và tiến hành giải quyết cơng nợ đảm bảo thanh tốn tiền gửi cho khách hàng.
Thứ hai, trong công tác cho vay: để cho vay vốn có hiệu quả, tránh rủi
ro các NHTM cũng như NHNN phải có các chính sách, quy trình nghiệp vụ đầy đủ, tất cả các nhân viên phải thực hiện đúng. NHTM, NHNN phải nắm sát thực tế tình hình hoạt động cho vay đồng thời phải tìm hiểu nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro như:
+ Các điều kiện của Nhà nước ban hành về hoạt động kinh tế tiền tệ cần đồng bộ, kịp thời, phù hợp với những biến đổi vĩ mô, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng thương mại.
+ NHNN cần khống chế mức tăng trưởng tín dụng, tránh để tình trạng tăng trưởng nóng gây ảnh hưởng tới tồn bộ nền kinh tế. Mặt khác, cũng cần hạn chế việc cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tỷ lệ cho vay đầu tư bất động sản trong tổng dư nợ ngân hàng cần được khống chế ở mức an toàn.
+ Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng theo chuẩn mực quốc tế. + Đa dạng hố các hình thức cho vay, tránh tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn hay tập đoàn, ngành hàng.
+ Bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% vốn tự có, có tài sản đảm bảo cho khoản vay.
+ Tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn và thu hồi vốn vay, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn.
+ Nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ quá hạn để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phịng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng. Khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp (khoảng từ 2% - 5% là có thể chấp nhận được)
+ Cần coi trọng công tác Marketing đối với khách hàng cũng như thị trường nhằm giảm bớt rủi ro, tăng hiệu quả quản lý điều hành trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM, mặt khác cần hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và bảo đảm tín dụng của NHTM. Từ đó khẳng định bảo đảm tín dụng là u cầu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ở chương này, tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo an tồn tín dụng và rút ra những bài học đối với Việt Nam. Để cụ thể hoá các lý luận này, chúng ta sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn về đảm bảo an tồn tín dụng của VPBank. Qua đó có thể thấy được những mặt đạt được và mặt chưa đạt được để có thể tìm ra những biện pháp khắc phục cho hoạt động tín dụng của VPBank nói riêng và các NHTM nói chung ngày càng lành mạnh.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền +/-% Số tiền +/- % Số tiền +/- % Số tiền +/- % Chương 2