C. Các chỉ tiêu đánh giá
3.2. Giải pháp đảm bảo an tồn tín dụng tại VPBank 1.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Để hạn chế được tối đa các rủi ro của một khoản vay thì cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn. Mỗi cán bộ tín dụng phải khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên mơn của mình. Trong q trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, Năng lực pháp lý và tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải
chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để thực hiện hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người vay xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Cán bộ tín dụng buộc phải nắm vững được mục đích xin vay của khách hàng. Thậm chí, mục đích xin vay là tốt song cán bộ tín dụng cũng cần xác định rõ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời câu hỏi trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hồn trả nợ vay khi đến hạn. Nếu phát hiện người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ như đã thoả thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu khơng, sẽ gây ra rủi ro tín dụng.
Thứ hai, khả năng tài chính của khách hàng: Cần đánh giá năng lực tài
Đối với các khách hàng cá nhân: Nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng thơng qua tài sản tích lũy của khách hàng như bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và các tài sản khác.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngồi, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cán bộ tín dụng đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, vấn đề quan trọng là dựa trên các kết quả phân tích, thẩm định, cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định, đánh giá, dự báo, tìm ra các định hướng phát triển để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Việc đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính của khách hàng là nhiệm vụ hết sức, khó khăn và phức tạp địi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích tài chính, nắm rõ hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau... Do đó, cán bộ tín dụng cần khơng ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để có được sự phân tích, tổng hợp, dự báo tốt nhất về khả năng của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác nhất.
Thứ ba, Hiệu quả của phương án vay vốn và nguồn thu nhập của khách hàng: Một điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được để VPBank xem xét
cho vay là dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính khả thi. Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay khơng sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn có thể nói là một khâu quan trọng nhất trong q trình thẩm định. Bên cạnh đó, cần xác định chính xác nguồn thu nhập để tiến hành lập lịch trả nợ cho phù hợp. Tiêu chí thu nhập của người vay cần tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra tiền đủ trả nợ hay không? Đâu là nguồn thu căn bản để trả nợ ngân
hàng. Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải đánh giá luồng tiền của khách hàng thơng qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi sau: thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng và chắc chắn? liệu mức tăng trưởng cao này có duy trì để đảm bảo trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng hay không?
Thứ tư, Đảm bảo tiền vay: Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự
phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Cán bộ tín dụng cần chú ý đến những yếu tố khá nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng, khả năng chuyển nhượng của tài sản người vay. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các qui định hiện hành. VPBank cũng cần chú ý cách thức đánh giá tài sản thế chấp, đặc biệt là đất đai nên sát với thực tế tình hình thị trường hơn. Một vấn đề cần lưu ý ở đây là điều kiện doanh nghiệp phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp chỉ là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, rủi ro ngồi dự kiến, hoạt động khơng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay VPBank thực hiện chính sách tín dụng chặt, ngoại trừ các khoản vay tín chấp cho cán bộ công nhân viên với các khoản vay có giá trị thấp thì tất cả các khoản vay khác đều phải có tài sản đảm bảo. Ngân hàng đã bỏ qua rất nhiều khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả và nhiều khoản vay có giá trị lớn do giá trị tài sản đảm bảo không đủ hoặc tài sản không được VPBank chấp nhận. Ngân hàng cần phải linh hoạt hơn trong việc này. Có thể áp dụng cho vay tín chấp, hoặc cho vay tín chấp một phần đối với các phương án vay vốn có tính hiệu quả cao hoặc các khách hàng có uy tín, khách hàng truyền thống của ngân hàng.
Thứ năm, Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng : Cán bộ tín dụng phải biết
thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp về cơng việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Từ đó đưa ra các dự báo các điều kiện ảnh hưởng đến khoản vay và các biện pháp phòng ngừa, xử lí rủi ro tín dụng.
Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an tồn đồng vốn cho vay khơng phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Như vậy, một trong những vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng để góp phần khai thơng mối quan hệ tín dụng giữa VPBank với khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định dự án, phương án của VPBank. Nếu làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay được vốn ngân hàng. Cịn ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án không hiệu quả và tài trợ cho những dự án khả thi, hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định dự án cịn giúp cho VPBank có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho cả các chủ đầu tư và ngân hàng.
Để nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi người thẩm định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm định dự án và nắm được các qui định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Do đó, cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những qui định của Nhà nước về một số vấn đề như: qui định về dự toán vốn đầu tư xây dựng, qui định về đấu thầu, qui định về bảo vệ môi trường, qui định về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, qui định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp, qui định về chế độ khấu hao tài sản cố định, qui định về tiền thuê đất, tiền sử
dụng đất, qui định về tiền thuế, ... Cán bộ tín dụng cẩn sử dụng tổng hợp những chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, vòng quay vốn lưu động,. và phải có sự so sánh với hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề tương ứng để có thể đưa ra những kết luận chính xác. Ngồi ra, trong những dự án lớn, phức tạp liên quan đến những ngành nghề mà cán bộ tín dụng của VPBank chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể th các chuyên gia về lĩnh vực đó tư vấn thêm.
Một thực tế mà VPBank đang gặp phải là hầu hết các đơn vị kinh tế ngồi quốc doanh khơng thể tự xây dựng dự án đầu tư trung, dài hạn dù là các dự án nhỏ đơn giản; thậm chí kế hoạch kinh doanh ngắn hạn cũng khơng lập được. Đứng trước tình hình đó, cán bộ tín dụng phải tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, cách lập kế hoạch. Nhiều khi phải giúp đỡ người vay, cùng người vay tính tốn, lập phương án vay vốn, trả nợ ngân hàng. Cụ thể, cán bộ tín dụng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt trong năm để ngân hàng biết khối lượng tiền chu chuyển hàng tháng chi vào mục đích gì, thu từ nguồn nào, cân đối thu chi hàng tháng để ngân hàng ấn định thời gian, số tiền giải ngân; thời gian, số tiền thu nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân hàng cũng thu được nợ. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng tuyệt đối khơng được lập thay khách hàng.
Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngồi nên có thể sẽ bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, việc phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn của khách hàng là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình thẩm định. Để làm tốt cơng việc này, cán bộ tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thơng tin về:
+ Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng đang cho vay như: thông tin về số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường kể cả những doanh nghiệp sắp được thành lập, mức cầu về sản phẩm cùng loại trong những năm qua, mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế...
+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái.
+ Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mơ trong thời gian cho vay và sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Từ các thơng tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới; nhu cầu mới về sản phẩm và thị trường sẽ biến đổi theo môi trường kinh tế, chính trị , xã hội ngày càng phát triển.