C. Các chỉ tiêu đánh giá
2.2.3. Đảm bảo an toàn trong hoạt độngcho vay của VPBank
Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay được VPBank đặc biệt quan tâm. Tất cả các khoản cho vay đều được tuân thủ theo đúng các qui định của NHNN và của VPBank.
Để đánh giá được thực trạng đảm bảo an tồn tín dụng tại VPBank, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá đảm bảo an toàn trong cho vay tại VPBank
Tơng mức dự phịng rủi ro__________ 12.1 36.2 81.7 84.6
Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn cho
vạ P______________________________
Tỷ lệ dư nợ/Giá trị TSĐB 62.50% 57.47% 55.56% 53.64% Nợ quá hạn/Tông dư nợ____________ 1.15% 2.45% 7.15% 3.25% Tơng mức dự phịng rủi ro/Nợ q
Chỉ tiêu Tỷ lệ dư nợ/Giá trị TSĐB cho thấy, tỷ lệ dư nợ so với giá trị tài sản đảm bảo ngày càng thấp, năm 2006, dư nợ cho vay bằng 62,5% so với giá trị tài sản đảm bảo, năm 2009, dư nợ cho vay bằng 53,64% so với giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó, thơng thường mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Điều này cho thấy, các khoản vay của VPBank đều có tài sản đảm bảo, tỷ lệ đảm bảo an tồn tương đối cao. Khi khoản vay có vấn đề, VPBank có thể phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, khả năng mất vốn hoàn toàn là rất thấp. VPBank chủ yếu nhận nhà đất và ô tô làm tài sản đảm
bảo. Có được điều này là do VPBank đã rút được bài học kinh nghiệm từ trước năm 2004, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với nhiều khoản nợ xấu trong đó chủ yếu là các khoản vay tín chấp của các doanh nghiệp nhà nước và cổ đơng. Từ năm 2004 đến nay, VPBank ln thực hiện chính sách tín dụng “bảo thủ” - tất cả các khoản vay tại VPBank đều có tài sản đảm bảo, các tài sản đảm bảo phải có khả năng phát mại cao, thuận lợi cho việc thu hồi nợ, ngân hàng không xét cho vay đối với các khoản vay tài trợ dự án khơng có tài sản đảm bảo. Điều này cũng phù hợp với mảng khách hàng mục tiêu của VPBank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình.
Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn (Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ) cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh qua các năm, năm 2006 tỷ lệ này ở mức 1,15%/tổng dư nợ - đây là mức thấp so với trung bình ngành ngân hàng là 7%/tổng dư nợ, tuy nhiên năm 2008, tỷ lệ này khá cao 7.15%/tổng dư nợ. Thể hiện chất lượng tín dụng của VPBank đã giảm đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân của việc này là do việc tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007 (tăng 160%), việc xét duyệt các khoản vay có phần lỏng lẻo dẫn đến rủi ro tín dụng, mặt khác, cũng do tình trạng suy thối kinh tế thế giới tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình dẫn đến việc khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Một nguyên nhân khác dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 tăng là do trong năm 2007 Ngân hàng đã từng bước áp dụng phần mềm quản trị Ngân hàng mới T24 - Core Banking là phần mềm quản trị ngân hàng hiện đại của Thụy Sĩ nên việc cập nhật, thống kê dữ liệu của hệ thống hoàn toàn tự động, thuận tiện, dễ dàng hơn và phản ánh đúng thực tế tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng.
Một chỉ tiêu khác khi xem xét nợ quá hạn là nợ xấu. Theo Theo quyết định Số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ban hành Quy định về
phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng thì nợ xấu là các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng khi công bố thông tin đều đưa ra chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu chứ không đưa ra chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn.
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu của VPBank
(Nguồn: Bản tin nội bộ VPBank)[12]
Nhìn biểu đồ ta có thể thấy, năm 2008 tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn tăng thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh ở mức 3.41%/tổng dư nợ, gần bằng với tỷ lệ nợ xấu bình qn của tồn ngành (3.5%) [12]. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cho phép của NHNN (từ 2%-5%/tổng dư nợ), nhưng điều này đã thể hiện chất lượng tín dụng của VPBank khơng tốt, hệ số sử dụng vốn cao nhưng chưa hiệu quả, VPBank chưa làm tốt cơng tác định hướng phát triển tín dụng và quản trị rủi ro.
Trong năm 2009, với định hướng được Hội đồng quản trị đặt ra là tăng trưởng thận trọng, tăng cường kiểm soát, nâng cao năng lực quản trị, tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, thu hồi vốn cho ngân hàng.thì đến tháng 31/12/2009, chất lượng tín dụng đã được cải thiện một cách đáng kể: nợ xấu toàn hàng là: 259,3 tỷ đồng (chiếm 1,53% tổng dư nợ, giảm 183,4 tỷ đồng so với tháng 12/2008), nợ cần chú ý là: 291,5 tỷ đồng (chiếm 1,72% tổng dư nợ). Nhìn chung, các khoản nợ q hạn này đều có tài sản đảm bảo, VPBank đã và đang tiến hành các biện pháp thu nợ, xử lý nợ kịp thời.
Chỉ tiêu Khả năng chống đỡ rủi ro (Tổng mức dự phòng rủi ro/Dư nợ quá hạn) cho thấy việc trích lập dự phịng rủi ro ln được VPBank tuân thủ và thực hiện theo đúng qui định của NHNN. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN ngày 22/04/2005 thì trong vịng 05 năm kể từ ngày quyết định trên có hiệu lực, các TCTD phải trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tính đến ngày 31/12/2009, VPBank đã trích lập dự phịng chung bằng 0.6% tổng giá trị các khoản vay từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự kiến đến tháng 04/2010, VPBank sẽ thực hiện trích lập và duy trì tỷ lệ dự phịng chung theo đúng qui định của NHNN.
Đối với các khoản nợ quá hạn, VPBank cũng đã thực hiện trích lập dự phịng rủi ro cụ thể theo đúng qui định của NHNN. Các khoản vay quá hạn của VPBank đều có tài sản đảm bảo, do vậy mức dự phịng cụ thể phải trích thấp hơn rất nhiều nếu khoản vay q hạn khơng có tài sản đảm bảo.