C. Các chỉ tiêu đánh giá
2.3.2. Hạn chế cần khắc phục
Thứ nhất, Mức độ tăng trưởng nguồn vốn còn chậm so với tăng trưởng
tín dụng. So với các ngân hàng thương mại cổ phần khác cùng qui mô vốn
điều lệ, thì trong giai đoạn phát triển 2007 - 2009 tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổng tài sản của VPBank là thấp, VPBank chưa phát huy hết được tiềm lực sẵn có của mình, thị phần của VPBank đã bị thu hẹp đáng kể. Để đảm bảo an tồn nguồn vốn cho phát triển tín dụng trong những năm tới ngân hàng cần có các biện pháp tăng cường huy động vốn.
Thứ hai, Cho vay của VPBank tăng trưởng nóng. Các Ngân hàng có
sự cạnh tranh mạnh mẽ nhằm chiếm thị phần nên việc mở rộng cho vay là cần thiết. Tuy nhiên, nếu đẩy dư nợ cho vay lên q cao thì Ngân hàng có nguy cơ gặp rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt, khi thị trường ngân hàng tài chính ngân hàng được đánh giá sẽ gặp khá nhiều biến động khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ chặt để quản lí nền kinh tế. Chúng ta đã thấy được hậu
quả việc tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2008 và 2009. Việc mở rộng quy mô cho vay là cần thiết nhưng phải đảm bảo được tính an toàn thanh khoản là vấn đề trọng tâm được đặt ra đối với VPBank.
Thứ ba, Chất lượng cho vay của VPBank chưa tốt. Chất lượng cho vay
chưa tốt thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2008 tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. VPBank đã phải trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn này dẫn đến lợi nhuận của VPBank giảm đáng kể. Hiệu quả hoạt động của VPBank (so với các ngân hàng thương mại khác cùng qui mô vốn điều lệ) là thấp, VPBank là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy giảm kinh tế.
Thứ tư, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh chưa
được thống nhất và đồng bộ. Mặc dù đã có quy trình tín dụng nhưng chất
lượng thẩm định của một số bộ phận trong ngân hàng chưa cao và chưa được thống nhất. Việc định giá tài sản đảm bảo chưa có quy định rõ ràng. Chất lượng thơng tin, năng lực chun mơn của một số cán bộ tín dụng chưa cao và chưa sâu. Cán bộ tín dụng tại VPBank có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ nên cịn thiếu kinh nghiệm.
Thứ năm, Phân cơng cơng việc, bố trí các phịng ban trong khối tín
dụng chưa hợp lý. Mức dư nợ bình mà một cán bộ tín dụng quản lý cịn ở
mức thấp. Nếu so với mức bình qn dư nợ tín dụng của một cán bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần khác là 25 tỷ đồng/ cán bộ tín dụng thì tại VPBank mức dư nợ bình quân này là dưới 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác như phải quản lý và giải quyết tất cả các phát sinh của một khoản vay từ khi thẩm định cho vay đến khi tất tốn hợp đồng tín dụng, dư nợ quản lý thấp nhưng khối lượng hồ sơ quản lý nhiều, trung bình quản lý khoảng 60 hồ sơ/cán bộ tín dụng. Điều này
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng các khoản vay, làm xuất hiện một số tình trạng như:
- CBTD phải đảm trách một khối lượng cơng việc q lớn, khối lượng hồ sơ quản lí nhiều, áp lực mở rộng khách hàng, chỉ tiêu tăng dư nợ
ln đè
nặng. Do đó, cán bộ tín dụng khơng thẩm định khách hàng, phương án vay
vốn...kỹ càng, xem nhẹ việc kiểm tra giám sát sau cho vay, không chuyên
tâm vào một ngành, lĩnh vực nào đó. Điều này dẫn đến việc thẩm định khoản
vay thiếu chính xác, giảm hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng.
- CBTD cố tình câu kết với khách hành vay vốn để thay đổi hồ sơ vay vốn trục lợi cá nhân, bỏ qua nhiều điều kiện vay vốn đối với khách hàng.
Hoặc cán bộ tín dụng đi tiếp xúc khách hàng đã chịu ảnh hưởng, bị chi phối
nhiều bởi thông tin khách hàng cung cấp nên không đánh giá hết được
rủi ro
có thế xảy ra. Vì vậy, khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay sẽ đưa nhiều thơng
tin bị cuốn theo thơng tin của khách hàng, có lợi cho khách hàng sẽ gây khó
khăn cho việc xét duyệt cho vay.
- CBTD trực tiếp thao tác trên phần mềm tín dụng nên có thể lợi dụng quyền duyệt để thay đổi các thông tin của khoản vay như: không lập
lịch trả
ngoài quốc doanh của VPBank vẫn chưa đa dạng. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... nhưng dư nợ đối với cá nhân, hộ gia đình lại chiếm tỉ trọng lớn (chiếm 65% tổng dư nợ). Khách hàng là các doanh nghiệp thường có nhu cầu tín dụng tăng dần cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, có khả năng sử dụng nhiều dịch vụ khác của Ngân hàng và đặc biệt nếu có được sự phục vụ tốt của Ngân hàng thì họ chính là những khách hàng rất trung thành. Trong khi đó, khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình thường rất dễ thay đổi. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mơ tài chính nhỏ, khả năng cạnh tranh trên thị trường có nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn để chống đỡ trước các biến động lớn của nền kinh tế, áp lực của các doanh nghiệp lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng cho vay của ngân hàng.
Hiện nay, một bộ phận khách hàng nữa mà ngân hàng vẫn chưa tiếp cận được là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đây là bộ phận khách hàng có năng lực tài chính vững mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tiềm năng phát triển cao. Nếu VPBank có thể tiếp cận đầu tư tín dụng được cho các doanh nghiệp này sẽ mang lại nhiều mối lợi cho VPBank, không chỉ về mặt tín dụng mà cả trong việc cung cấp các dịch vụ.