C. Các chỉ tiêu đánh giá
3.2.4 Tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra sau vay
Hoạt động trên được quy định trong quy trình tín dụng của VPBank. Tuy nhiên, nó khơng được đánh giá đúng mức tầm quan trọng và đang là khâu lỏng lẻo nhất trong quy trình tín dụng. Các cán bộ tín dụng thường chỉ chú trọng đến khâu thẩm định trước khi cấp tín dụng và xem nhẹ khâu giám sát, kiểm tra sau cho vay. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Việc một phương án vay vốn rất có triển vọng đã đi vào hoạt động cũng không thể tránh khỏi được những rủi ro bất ngờ không thể lường trước do những điều kiện khách quan hay chủ quan từ phía người vay. Bên cạnh đó, nguồn trả nợ của khách hàng được đánh giá ngay giai đoạn thẩm định ban đầu nhưng nguồn thu nhập, khả năng thanh tốn của khách
hàng ln thay đổi theo thời gian. Những thay đổi này có thể tác động xấu đến tình hình tài chính của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hiện nay, phần lớn cán bộ tín dụng thực hiện giám sát, kiểm tra sau cho vay chỉ mang tính chiếu lệ, dường như coi nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là thẩm định và giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng thường rất ít khi đến giám sát, kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng mà chủ yếu liên hệ với khách hàng qua điện thoại. Việc kiểm tra khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có thêm nhu cầu vay vốn hoặc phát sinh nợ quá hạn và chủ yếu thông qua các tài liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Vì vậy, khơng đánh giá được hết tình hình thực tế khách hàng và khơng có những biện pháp kịp thời trong cơng tác thu hồi nợ. Việc giám sát và kiểm tra sau vay vì thế là một địi hỏi cấp thiết được đặt ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho các cán bộ tín dụng nói riêng. Muốn vậy việc kiểm tra, kiểm sốt của VPBank khơng nên chỉ dựa vào những số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Quan trọng hơn, VPBank phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó mới có thể phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó có thể giúp ngân hàng đề ra biện pháp khắc phục hoặc có biện pháp bảo tồn vốn vay của ngân hàng. Các lĩnh vực mà cán bộ tín dụng phải tập trung xem xét và kiểm tra bao gồm: + Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay của doanh nghiệp.
- Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Theo dõi tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của người vay có ảnh hưởng đến vốn vay từ ngân hàng.
- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.
- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 6
tháng và một năm, cán bộ tín dụng phải phân tích tồn diện hoạt động sản
xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho
vay, thu nợ, quản lý tín dụng theo các loại doanh nghiệp cho phù hợp. + Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình:
- Kiểm tra khách hàng có sử dụng đúng mục đích theo phương án vay vốn của ngân hàng hay khơng, hiện nay khách hàng cịn sử dụng
vốn cho
mục đích ban đầu hay đã thu hồi vốn và sử dụng vốn cho mục đích khác.
- Đánh giá lại nguồn thu nhập của khách hàng: kiểm tra xem khách hàng cịn cơng tác tại đơn vị cũ hay khơng, thu nhập từ tiền lương thay
đổi ra
sao, tình hình hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác của khách
hàng như thế nào.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe, hồn cảnh gia đình, mức sống, tài sản tích lũy của khách hàng.
- Định kì đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng theo giá hiện hành. Việc giám sát, kiểm tra sau cho vay phải được thực hiện thường xuyên để cập nhật được thông tin về khách hàng, nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro
bao quát hết từ việc tiếp thị khách hàng để cho vay đến việc quản lý tất cả các khoản vay, do đó khâu kiểm tra giám sát sau vay thường bị xem nhẹ. Giải pháp đặt ra cho VPBank đối với vấn đề này là ngân hàng cần lập một bộ phận riêng chuyên quản lý các khoản vay sau khi đã giải ngân, đặc biệt là bộ phận