8 Nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu 1448 đảm bảo an toàn tín dụng tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 47)

Nguồn vốn huy động 9,065 61 15,317 69 15,752 3 22,115 940.3 Dư nợ tín dụng 5,031 67 13,089 16 0 12,985 (1) 16,950 30.5 4 Vốn cổ phần 756.16 144.41 2,000 16 4 2,117 6 2,117 -

Lợi nhuận sau

thuế 112.9 48.16 227.0

10

2.1.2.1. Qui mô tài sản

Tổng tài sản là con số phản ánh qui mô của một Ngân hàng. Năm

2006 - 2007 cùng với đà tăng trưởng chung của nền kinh tế, VPBank đã có

những bước phát triển nhanh, tổng tài sản năm 2006 tăng trưởng 66%, năm

2007 tăng 79% và đạt mức 18.137 tỷ đồng. Bước sang năm 2008, nhận thức được những diễn biến khó lường của nền kinh tế trước ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế tồn cầu cùng những ảnh hưởng phức tạp từ chính sách tiền tệ trong nước, ngay từ đầu năm 2008, Hội đồng quản trị và ban điều hành của VPBank đã kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng, tác động

18.587 tỷ đồng, tăng 2% so với 31/12/2007. Xét về mặt quản trị, VPBank đã vượt qua năm 2008 một cách an toàn.

Trong năm 2009, VPBank đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh tổng thể hồn tồn chủ động, phù hợp với tình hình chung của Ngân hàng và nền kinh tế. Kế hoạch năm 2009, tổng tài sản đạt 24.200 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2009, tổng tài sản của VPBank đạt: 25.423 tỷ đồng, tăng 6.836 tỷ đồng tương đương với 36% so với 31/12/2008, đạt 105% so với kế hoạch năm 2009.

Về vốn cổ phần, trong năm 2006 - 2007 trước sức ép cạnh tranh, các ngân hàng các ngân hàng trong nước đã liên tục tăng vốn tự có, mở rộng hoạt động nhằm giành thị phần. Năm 2007 vốn cổ phần của VPBank đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 164% so với năm 2006. Năm 2008, NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần cho cổ đông chiến lược là Ngân hàng OCBC của Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên 15%. VPBank cũng nâng vốn điều lệ lên đến 2.117 tỷ đồng vào ngày 01/10/2008. Dự kiến trong năm 2008 - 2009 VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn VPBank chưa thực hiện được kế hoạch tăng vốn trên, tính đến ngày 31/12/2009, vốn cổ phần của VPBank vẫn là 2.117 tỷ đồng .

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng trưởng tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. VPBank xác định huy động vốn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển bền vững. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank chú trọng và khai thác triệt để.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm 2006 - 2007 đạt 65%/năm. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 15.137 tỷ đồng.

Sang năm 2008, với chủ trương duy trì và tăng trưởng nguồn vốn từ thị trường 1 để giữ vững thị phần, an toàn thanh khoản và bổ sung nguồn vốn cho vay, VPBank đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động. VPBank đã triển khai các chương trình khuyến mại như: “Đi tìm triệu phú bạch kim”, “Quà tặng vàng từ VPBank” và “Gửi tiền hôm nay nhận ngay phiếu mua hàng”. Song song với việc triển khai các chương trình khuyến mại, VPBank cũng đã đưa ra những sản phẩm tiền gửi linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm như: “Tiền gửi bù lạm phát” và “Lãi cao trúng lớn”. Thành công lớn nhất đối với huy động vốn trong năm 2008 chính là việc duy trì và ổn định nguồn vốn huy động tại thị trường 1, đưa tỷ trọng vốn huy động tại thị trường 1 lên đến 91%. Điều này giúp VPBank tự chủ được nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu

TCTD khán

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)[12]

Tính đến thời điểm 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt: 15.752 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm cuối nă m 2007. Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng ít đó là do giảm nguồn vốn huy động từ

32

thị trường 2, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 vẫn ổn định và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007.

Cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn trong năm 2009 vẫn diễn ra gay gắt, đặc biệt là các tháng cuối năm. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến 31/12/2009 là 22.115 tỷ đồng, tăng 6.363 tỷ đồng so với cuối năm 2008 (tương đương tăng 40% - tăng nhiều hơn mức tăng bình quân chung của các Ngân hàng (25,72%)) [13], đạt 102% kế hoạch cả năm 2009 (kế hoạch là: 21.700 tỷ đồng).

2.1.2.3. Hoạt động cho vay

Nếu như năm 2006 - 2007 là những năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay thì năm 2008 là một năm cực kỳ khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng bình qn dư nợ tín dụng năm 2006 - 2007 tăng là 113%/năm, trong đó riêng năm 2007 tăng 160% so với năm 2006, dư nợ tín dụng đạt 13.089 tỷ đồng. Với chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VPBank chú trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình. Các sản phẩm tín dụng của VPBank cũng tập trung rất nhiều vào các đối tượng này với sản phẩm chủ yếu là cho vay tiêu dùng như mua nhà, xây dựng nhà, mua ơ tơ trả góp, du học... và cho vay kinh doanh chứng khốn.

Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế tồn cầu, tỷ lệ lạm phát trong nước tăng cao, từ giữa năm 2007 đến nay, NHNN đã đưa ra hàng loạt các quy định nhằm thắt chặt tín dụng như hạn chế cho vay chứng khoán, cấm cho vay kinh doanh bất động sản, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng ở mức khơng q 30%, áp dụng trần lãi suất cho vay...cộng với những khó khăn về nguồn vốn giải ngân, sự thay đổi chóng mặt của lãi suất cơ bản dẫn đến thay đổi lãi suất cho vay (nhiều lúc không thể giải ngân được do trần lãi suất cho vay quá thấp) điều này đã tác động rất lớn

33

đến hoạt động tín dụng của VPBank. Chính vì vậy, dư nợ đến cuối năm 2008 chỉ đạt gần 13.000 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 65% kế hoạch năm 2008.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn

Số tiền trọng (%) Số tiền trọng (%) Số tiền trọng (%) Tổng dư nợ 13,089 160 12,985 100 16,950 100 Dư nợ ngắn hạn 6,531 49.90 6,040 46.52 8,915 52.60

Cơ cấu cho vay theo thời gian bao gồm: cho vay ngắn hạn (có thời gian cho vay đến 12 tháng), cho vay trung hạn (có thời gian cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn (có thời gian cho vay trên 60 tháng). Trong thời gian qua VPBank thường duy trì tỉ trọng cho vay ngắn hạn xấp xỉ tỉ trọng cho vay trung, dài hạn.

Số liệu bảng trên thể hiện dư nợ tín dụng theo thời gian ngắn hạn giảm dần, dư nợ trung dài hạn tăng dần. Đối với các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể. Cuối năm 2007, Ngân hàng chủ trương hạn chế hoạt động cho vay ngắn hạn kinh doanh bất động sản do Ngân hàng đánh giá thị trường bất động sản trong năm 2008 - 2009 sẽ có nhiều biến động, thị trường có chiều hướng đi xuống làm ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng là các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản. Mặt khác, VPBank cũng hạn chế cho vay ngắn hạn đầu tư chứng khoán. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

34

trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006 chiếm 49,91%/tổng dư nợ, năm 2008 giảm còn 46,52%/tổng dư nợ.

Năm 2008, VPBank rất chú trọng phát triển cho vay trung dài hạn bởi tính ổn định của hoạt động cho vay trong thời gian dài và ngân hàng được hưởng mức lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng duy trì ở tỉ lệ phù hợp phụ thuộc vào cơ cấu vốn huy động để giảm rủi ro khi sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đặc biệt là theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn của NHTM từ 40% xuống cịn 30%. Do đó, VPBank cũng như các NHTM khác phải có biện pháp, kế hoạch điều chỉnh để đảm bảo đến ngày 01/01/2010 phải tuân thủ đúng tỷ lệ qui định.

Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2009 là 16.950 tỷ đồng, tăng 3.975 tỷ đồng so với 31/12/2008 (tương đương tăng 30,5% thấp hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân chung của các ngân hàng (33,3%)) [13], và đạt 130% so với kế hoạch năm 2009.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận của VPBank liên tục tăng trưởng trong năm 2006 - 2007. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 112,9 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2005, năm 2007 tăng 101% so với năm 2006, đạt 227 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả tất yếu của việc mở rộng qui mô hoạt động, tăng trưởng về nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay.

Năm 2008, với thực tế hoạt động chủ yếu tập trung vào các hoạt động tín dụng cơ bản, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank rất thấp, tín dụng tiêu dùng và bất động sản thu hẹp, tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến chi phí dự phịng tăng, ngân hàng lại phải gồng mình chống đỡ các khó khăn về thanh

35

khoản, trong điều kiện lãi suất huy động tăng cao chưa từng có, kéo dài trong suốt phần lớn thời gian của năm nên lợi nhuận của VPBank bị ảnh hưởng nặng nề. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 143 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2007 và chỉ đạt 44% so với kế hoạch năm 2008.

điều lệ bình quân (ROE) (%) 21.18 16.47 6.95 10.42 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

Khả năng sinh lời của VPBank năm 2008 giảm mạnh so với năm 2006, 2007, kết quả này là do lợi nhuận năm 2008 đạt thấp hơn năm 2007, trong khi đó vốn điều lệ và tổng tài sản đến cuối năm 2008 tăng nhẹ so với cuối năm 2007. Năm 2008 khả năng sinh lời ROE, ROA của VPBank ở mức thấp so với một số Ngân hàng TMCP khác như: Ngân hàng TMCP Á Châu có ROE là: 31,53%, ROA là: 2,32%[14]; Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín có ROE là: 12,73%, ROA là: 1,44% [16]; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có ROE là: 5,44%, ROA là: 1,47% [15],

Năm 2009, lợi nhuận của VPBank có khả quan hơn. Lợi nhuận hợp nhất năm 2009 của VPBank đạt 357,7 tỷ đồng, tăng 214,7 tỷ so với lợi nhuận sau thuế năm 2008 và đạt 107,7% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2009 (Kế hoạch năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 332 tỷ đồng). Tỷ lệ cổ tức chia cho cổ đông năm 2009 dự kiến 10%. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận của VPBank trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp rất nhiều khó khăn.

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Số tiền

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥ 8% 21% 19% 18%

Một phần của tài liệu 1448 đảm bảo an toàn tín dụng tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w