Vai trò của hoạt độngthanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 1094 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 36)

1.1. Hoạt độngthanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tạ

1.1.4. Vai trò của hoạt độngthanh toán quốc tế

1.1.4.1. Đối với nền kinh tế

Kinh tế quốc tế hội nhập là cơ hội để hoạt động TTQT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Ngày nay, các quốc gia đều có những chính sách mở cửa để hội nhập thị trường, phát huy lợi thế so sánh để tạo tiền đề phát triển kinh tế. Kinh tế đối ngoại trở thành con đường tất yếu để phát triển thì hoạt động TTQT cũng đóng vai trò trung tâm để phục vụ hoạt động này. Khách hàng doanh nghiệp là thành phần sử dụng chủ yếu sản phẩm dịch vụ

này. Vai trò TTQT của KHDN đối với nền kinh tế được thể hiện cụ thể như sau: - TTQT đối với KHDN thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TTQT là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. Nhờ hoạt động TTQT đối với KHDN, các luồng dịch vụ, hàng hóa được chuyển dịch từ đất nước này tới đất nước khác. Hệ quả của luồng dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ là sự di chuyển của dòng tiền giữa các quốc gia. Có thể nói, hoạt động TTQT đối với KHDN đã bôi trơn cỗ máy XNK, thúc đẩy năng suất giao dịch giữa các quốc gia. Hoạt động TTQT đối với KHDN tạo ra dòng ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế đất nước, từ đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà.

- TTQT đối với KHDN góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội, tạo ra của cải vật chất mới

Nhờ hoạt động TTQT, nhu cầu của doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán giữa các quốc gia được đáp ứng tốt hơn. Sự chọn lọc tự nhiên khiến nền sản xuất của quốc gia buộc phải phát triển nếu không muốn bị đào thải. Do vậy, nền kinh tế của cả nước XK và NK sẽ không ngừng hoàn thiện và phát triển, đi theo hướng chuyên môn hóa. Từ đó, vật chất trong xã hội được tạo ra ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp tiêu dùng tại các quốc gia.

- TTQT đối với KHDNgắn kết các nền kinh tế của quốc gia

Cùng sự tiến bộ của KH-KT và phân công lao động xã hội, mạng lưới TTQT ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia ngày càng có xu hướng gia tăng do sự chuyên môn hóa của hoạt động SXKD đòi hỏi hoạt động TTQT ngày càng phát sinh nhiều hơn. TTQT phát triển ngược lại sẽ thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế của các quốc gia.

- TTQT đối với KHDN giúp thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước

Chuyên môn hóa đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quốc gia sẽ cố gắng khai thác triệt để điểm mạnh

của mình so với đối thủ, tăng cường sản xuất những ngành hàng kinh tế mũi nhọn, nâng cao hiệu quả lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Nhờ tận dụng được lợi thế so sánh mà các quốc gia có tiền đề để giao thương với nước ngoài, từ đó thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước nhà.

- TTQT đối với KHDN thúc đẩy tiến trình hội nhập

Từ năm 1986 tới nay, nước ta đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Bắt đầu từ những mối quan hệ song phương, Việt Nam đã tham gia vào những mối quan hệ đa phương như trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006. Hoạt động kinh tế của nước ta đã có những sự thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, hoạt động ngoại thương luôn được ưu tiên phát triển để làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong vai trò trung gian của giao dịch mua bán ngoại thương, hoạt động TTQT của KHDN đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế không ngừng phát triển.

1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- TTQT giúp nhà XK kiểm soát được hàng cho tới khi được thanh toán.

Nhà XK sẽ kiểm soát được hàng hóa bằng việc kiểm soát chứng từ vận tải thông qua việc sử dụng phương thức TTQT của NH.

- TTQT giúp nhà NK kiểm soát tiền cho đến khi nhận được hàng hóa.

Nhà NK kiểm soát tiền bằng cách kiểm soát chứng từ vận tải bằng thông qua các phương thức TTQT của NH

Đối với chứng từ sở hữu hàng hóa: Nhà NK muốn nhận hàng thì phải thanh toán hoặc cam kết thanh toán cho NH, sau đó NH sẽ ký hậu và trao vận đơn cho doanh nghiệp NK đi nhận hàng. Đối với chứng từ không sở hữu hàng hóa, doanh nghiệp NK muốn nhận hàng thì phải thanh toán cho NH, sau đó, NH sẽ viết thư ủy quyền cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Như vậy, trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp XK chỉ mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi đã nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán từ doanh nghiệp NK còn doanh

nghiệp NK chỉ phải thanh toán sau khi dã có quyền sở hữu hàng hóa. NH trong truờng hợp này đóng vai trò là trung gian bảo đảm cho hai bên.

1.1.4.3. Đối với ngân hàng thương mại

Quá trình hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế đã tạo ra cơ hội để nghiệp vụ TTQT của NHTM ra đời và phát triển. Khi thị truờng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, hoạt động TTQT của KHDN cũng trở thành lá cờ đầu để thu hút khách hàng, vừa đem lại lợi nhuận cho NH, vừa hỗ trợ cho các hoạt động khác của NH. Vai trò rõ nét của hoạt động TTQT đối với KHDN đuợc đề cập trên những khía cạnh cụ thể nhu sau:

- TTQT đối với KHDN giúp NHTM thu hút khách hàng và mở rộng thị trường

Khi đến với NH, một DN thuờng phát sinh nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ. Do vậy, nếu DN hài lòng với dịch vụ TTQT của NH thì DN sẽ đồng ý sử dụng các sản phẩm khác và giới thiệu bạn hàng của mình đền với NH. Nhờ vậy, NH có thể phát triển đuợc các SPDV khác và tiếp cận đuợc nhiều DN hơn, tăng khả năng cạnh tranh của NH.

- TTQT đối với KHDNgiúp NHTM tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu

Việc tăng truởng khách hàng cả về số luợng và chất luợng giúp lợi nhuận của NH càng tăng. Doanh thu của NH không những đuợc tăng lên nhờ sự những khoản phí thu đuợc mà còn không ngừng phát triển nhờ mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài ra, NH có cơ hội tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo tiền đề để phát triển hoạt động tín dụng và đặc biệt là tăng tuởng nguồn vốn ngoại tệ của những khách hàng phát sinh quan hệ thanh toán với NH.

- TTQT đối với KHDN giúp mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới NH.

Nhu cầu của KH đuợc đáp ứng tốt giúp nâng cao, uy tín của NH trên truờng quốc tế. Không chỉ là hoạt động tác nghiệp của NH, nghiệp vụ TTQT còn làm nổi bật trách nhiệm và nghĩa vụ của NH khi thực hiện việc tu vấn cho khách hàng để KH có thể xuất trình đuợc BCT hoàn hảo.

vượt ra ngoài phạm vi của quốc gia, hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, ngân cao uy tín và vị thế của NH. Từ đó, NH có thể phát triển được các quan hệ đại lý, khai thác nguồn vốn tài trợ trên thị trường tài chính thế giới và các nguồn vốn tài trợ từ NH nước ngoài để đáp ứng một cách tốt nhất của khách hàng.

- Hoạt động TTQT đối với KHDNgiúp NHphân tán rủi ro

Hoạt động kinh doanh của NH luôn đi kèm với rủi ro. Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chiến tranh thương mại tới bệnh dịch, các mánh khóe lừa đảo ngày càng khó phát hiện nên NH phải đối mặt với nhiều loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro công nghệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái... Do vậy, đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro là việc làm cần thiết. Việc phát triển hoạt động TTQT đối với KHDN cũng là một hình thức để đa dạng hóa rủi ro. Lợi nhuận từ hoạt động TTQT đối với KHDN là nguồn tài chính hỗ trợ NH trong bối cảnh thị trường biến động, giúp NH giữ vững sự ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu 1094 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w