2.2.1. Danh mục sản phẩm thẻ của Agribank
Năm 2003 - 2004, Agribank triển khai nghiệp vụ thẻ với sản phẩm thẻ còn nghèo nàn, chính xác là chỉ có sản phẩm thẻ ATM. Sang giai đoạn năm 2005-2006, Agribank chính thức triển khai phát hành thẻ ghi nợ nội địa Success, cũng trong giai đoạn ngày Agribank đã triển khai thêm sản phẩm thẻ tín dụng nội địa. Đến giai đoạn 2006-2008, do nhu cầu của khách hàng và để đa dạng hóa sản phẩm, Agribank tạm dừng phát hành sản phẩm thẻ tín dụng nội địa thay vào đó phát triển thẻ tín dụng Quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard. Đến năm 2009, đã triển khai thêm 06 sản phẩm thẻ mới, nâng tổng số sản phẩm lên 11 sản phẩm gồm 08 sản phẩm thẻ Quốc tế, 02 sản phẩm thẻ liên kết, 01 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Năm 2010, triển khai thêm 01 sản phẩm thẻ quốc tế, sản phẩm thẻ Tín dụng quốc tế MasterCard dành cho công ty. Năm 2012, tiếp tục triển khai thêm 01 sản phẩm thẻ mới, thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng - Plus Success. Đến nay, Agribank đã triển khai thành công 14 sản phẩm thẻ với nhiều hạng thẻ phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
- Thẻ nội địa
Tháng 6/2005 Agribank đã chính thức triển khai sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Success trên cơ sở phát triển thêm các chức năng của thẻ ATM nhằm đem lại sự thuận tiện cho khách hàng đang sử dụng thẻ ATM. Sự ra đời của thẻ ghi nợ nội địa Agribank với tên gọi “Success” đánh dấu một bước tiến quan trọng của nghiệp vụ thẻ Agribank, đây là sản phẩm thẻ mũi nhọn, mang tính thương hiệu của Agribank. Thẻ ghi nợ nội địa có đầy đủ các chức năng, tiện ích cơ bản, như: Rút tiền, chuyển khoản, đổ i mã PIN, vấn tin số dư, in sao kê, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại EDC/POS, v.v...Ngoài ra, Agribank đã nghiên cứu, triển khai một số chức năng, tiện ích gia tăng cho các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, như: Thanh toán hóa đơn, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán trực tuyến (e-commerce), đặc biệt thẻ “Success” còn có chức năng thấu chi với hạn mức thấu chi tối đa 30 triệu đồng. Với thế mạnh vượt trội về mạng lưới hoạt động, Agribank đã triển khai sản phẩm thẻ đến mọi đối tượng khách hàng, góp phần gia tăng tốc độ chiếm lĩnh thị phần. Tính đến 31/12/2012, số lượng thẻ Success là 9.549.274 thẻ, chiếm 89,77% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
+ Thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng (Plus Success)
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tháng 07/2012, Agribank đã chính thức phát hành sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng “Plus Success” dựa trên nền tảng thẻ ghi nợ nội địa “Success” của Agribank. Sản phẩm thẻ “Plus Success” có đầy đủ tính năng, tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa “Success”, bên cạnh đó sản phẩm này còn có những tính năng, tiện ích mới thể hiện sự vượt trội so với các sản
phẩm thẻ nội địa thông thường. Tính đến 31/12/2012, số lượng thẻ Plus Success là 78.547 thẻ, chiếm 1,03% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
+ Thẻ Lập nghiệp
Là sản phẩm thẻ liên kết giữa Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được phát hành trên cơ sở hợp tác trong lĩnh vực thẻ giữa hai ngân hàng và dựa trên nền tảng thẻ ghi nợ nội địa. Đối tượng phát hành thẻ Lập nghiệp là học sinh, sinh viên thuộc các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên phạm vi toàn quốc được vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên của VBSP. Sự ra đời của thẻ “Lập Nghiệp”, đánh dấu một bước tiến mới trong việc đa dạng hóa sản phẩm thẻ của Agribank. Thẻ Lập nghiệp cũng có đầy đủ chức năng, tiện ích như thẻ “Success”. Sản phẩm thẻ vừa mang lại tiện ích cho Ngân hàng chính sách trong việc giải ngân khoản vay được nhanh chóng, thuận tiện vừa giúp Agribank quảng bá sản phẩm thẻ tới tầng lớp học sinh, sinh viên, cũng như góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Agribank. Đến 31/12/2012, số lượng thẻ Lập nghiệp là 692.820 thẻ, chiếm 6,09% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
Cùng với sự ra đời của thẻ “Lập nghiệp”, tháng 9/2009 Agribank tiếp tục cho ra đời sản phẩm thẻ liên kết sinh viên, mang lại rất nhiều tiện ích cho học sinh, sinh viên và bản thân các trường. Ngoài các chức năng, tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết sinh viên còn mang lại tiện ích cho các nhà trường trong việc quản lý sinh viên, như: Điểm danh, thu học phí, thẻ dự thi, thẻ thư viện, v.v... Thẻ liên kết sinh viên ra đời tạo một dấu ấn trong việc đa dạng hóa sản phẩm của Agribank, tạo tiền đề để Agribank tiếp tục nghiên cứu triển khai các sản phẩm thẻ liên kết khác trong tương lai. Quan trọng hơn, việc triển khai thành công sản phẩm thẻ liên kết sinh viên đã giúp Agribank nâng cao thị phần phát hành thẻ cũng như thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. Đến 31/12/2012, số lượng thẻ liên kết sinh viên là 227.995 thẻ, chiếm 2,11% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
Tóm lại, thẻ Lập nghiệp và thẻ liên kết sinh viên đã giúp Agribank đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ và giúp ngân hàng tiếp cận với một phân đoạn khách hàng mới. Tuy nhiên, kết quả triển khai hai sản phẩm thẻ này còn chưa tương xứng với tiềm năng của Agribank.
- Thẻ quốc tế
Sản phẩm thẻ quốc tế được Agribank coi là các sản phẩm chiến lược, lâu dài, là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu và uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Việc triển khai phát hành sản phẩm thẻ quốc tế là sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Agribank trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu Agribank trên thị trường thẻ Việt Nam. Đến 31/12/2012, Agribank đã triển khai phát hành 09 sản phẩm thẻ quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, cụ thể như sau:
Thẻ ghi nợ quôc tê (Agribank Visa Debit - Success)
Thẻ ghi nợ quôc tê MasterCard (Agribank MasterCard Debit)
Hạng chuẩn Hạng vàng
Ngày 01/09/2008, Agribank chính thức phát hành rộng rãi thẻ ghi nợ quôc tê mang thương hiệu Visa và ngày 26/02/2009, Agribank chính thức phát hành thẻ ghi nợ quôc tê mang thương hiệu MasterCard.
Thẻ ghi nợ quôc tê mang thương hiệu Visa, MasterCard có hai hạng thẻ là hạng thẻ vàng và hạng thẻ chuẩn, cung cấp đầy đủ các tính năng của thẻ, như: Thanh toán hàng hoá, dịch vụ; chuyển khoản; thấu chi; rút tiền mặt, v.v...
Với thẻ ghi nợ quôc tê mang thương hiệu Visa, MasterCard, chủ thẻ có thể sử dụng tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ có logo Visa, MasterCard trên toàn cầu. Thẻ ghi nợ quôc tê cho phép chủ thẻ chi tiêu trên cơ sở sô dư tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của khách hàng và hạn mức thấu chi lên tới 50 triệu đồng. Đây là tiện ích hấp dẫn chủ thẻ và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng linh hoạt của khách hàng. Tính đên 31/12/2012, sô lượng thẻ ghi nợ quôc tê là 81.963 thẻ, chiêm 0,78% tổng sô lượng thẻ do Agribank phát hành.
Thẻ tín dụng quốc tế (Agribank Visa Credit - Golden Key)
Hạng chuẩn Hạng vàng
Thẻ tín dụng quốc tế (Agribank MasterCard Credit)
Hạng vàng Hạng bạch kim
Thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard ra đời cùng thời điểm với thẻ ghi nợ quốc tế Visa, MasterCard. Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi tiêu trên hạn mức tín dụng do Agribank cấp. Thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa bao gồm hạng chuẩn và hạng vàng, có hạn mức tín dụng tối đa là 300 triệu đồng; thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu MasterCard bao gồm hạng vàng và hạng bạch kim, có hạn mức tín dụng tối đa lên tới 500 triệu đồng.
Với phong cách chi tiêu trước, trả tiền sau, thẻ tín dụng là phương thức thanh toán pho biến tại các nước trên thế giới, tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài các chức năng của TQT, sản phẩm thẻ này rất hữu ích trong việc thanh toán qua Internet, mang lại tiện ích khi chủ thẻ đi du lịch, khám chữa bệnh ở nước ngoài. Tính đến 31/12/2012, số lượng thẻ tín dụng quốc tế là 21.860 thẻ, chiếm 0,22% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Agribank đã triển khai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MasterCard dành cho công ty (hạng vàng). Đây là sản
phẩm thẻ do Agribank phát hành cho công ty uỷ quyền cho cá nhân sử dụng với hạn mức tín dụng tối đa là 1,5 tỷ đồng. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành loại thẻ này, Agribank đã cung cấp cho các công ty công cụ thanh toán, quản lý chi tiêu hiệu quả, phù hợp với hoạt động kinh doanh, chủ động cho các kế hoạch và kiểm soát chi tiêu doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2012 số lượng thẻ tín dụng quốc tế MasterCard dành cho công ty là 371 thẻ.
Mặc dù Agribank đã có rất nhiều cố gắng trong việc triển khai sản phẩm thẻ quốc tế, tuy nhiên tỷ trọng thẻ quốc tế còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1% tổng số lượng thẻ do Agribank phát hành.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sản phẩm thẻ của Agribank đến 31/12/2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Thị phần(%) 14,0
1 19,54 20,10 19,86 19,40
2.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành và thị phần
Mặc dù gia nhập thị trường thẻ chậm hơn các ngân hàng khác (chính thức phát hành thẻ từ năm 2003) nhưng đến nay Agribank đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. Hình ảnh thẻ Agribank xuất hiện rộng khắp toàn quốc từ thành thị đến nông thôn. Năm 2008 đánh dấu bước phát triển vượt bậc khi Agribank phát hành thẻ quốc tế, tạo bước đột phá trong việc khẳng định thương hiệu, chiến lược vươn ra tầm quốc tế.
Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ phát hành của Agribank (2008 - 2012)
Đơn vị: thẻ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nghiệp vụ thẻ Agribank các năm)
Qua số liệu trên ta thấy, Agribank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng chủ thẻ cao, số lượng thẻ phát hành qua các năm 2008-2012 bình quân tăng 55,3%/năm. Số lượng thẻ tăng từ 2 triệu thẻ năm 2008 lên 10,7 triệu thẻ năm 2012. Từ năm 2009 đến nay, bình quân Agribank phát hành được gần 2 triệu thẻ/năm. Cùng với sự phát triển chủ thẻ, tổng số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đăng ký phát hành thẻ tăng từ 2.330 tỷ đồng năm 2008 lên
13.203 tỷ đồng năm 2012. Dư nợ thẻ tín dụng tăng từ 10 tỷ đồng năm 2008 lên 231 tỷ đồng năm 2012.
Thị phần về số lượng thẻ phát hành của Agribank liên tục tăng từ năm 2008 (14,01%) và đến năm 2010 thì dẫn đầu thị trường (20,1%). Tuy nhiên, sau năm 2010, thị phần của Agribank có xu hướng giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Tính đến 31/12/2012, Agribank đã phát hành được 10.652.830 thẻ, chiếm 19,4% thị phần, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (chiếm 23,09% thị phần).
Nguyên nhân gây ra xu hướng giảm dần thị phần của Agribank trên thị trường là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường phát hành thẻ ngày càng gay gắt, thị trường có xu hướng bị thu hẹp do ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia thị trường thẻ. Bên cạnh đó là sự bứt phá của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương từ cuối năm 2011 với hàng loạt sản phẩm mới và các chính sách ưu đãi cho chủ thẻ.
2.2.3. Doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán thẻ
2.2.3.1. Doanh số sử dụng thẻ
Giai đoạn 2008-2012, trong khi tổng số thẻ phát hành của Agribank tăng gấp 5,3 lần thì doanh số sử dụng thẻ tăng 8,3 lần. Năm 2008, doanh số sử dụng thẻ đạt 20.652 tỷ đồng và đến năm 2012, doanh số sử dụng thẻ đạt mức 170.082 tỷ đồng, với doanh số sử dụng bình quân đạt 2,06 triệu đồng/thẻ/tháng. Trong đó, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa là chủ yếu (chiếm trên 97% tổng doanh số sử dụng thẻ). Do thói quen sử dụng thẻ cũng như do môi trường sử dụng thẻ chưa thuận tiện vì vậy trong cơ cấu giao dịch thẻ, khách hàng vẫn sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các máy ATM là chủ yếu
với trên 90% đối với thẻ ghi nợ, trong khi đó đối với thẻ quốc tế thì chủ yếu là khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ.
2.2.3.2. Doanh số thanh toán thẻ
Với việc kết nối liên thông ATM, EDC/POS của các ngân hàng thông qua Banknetvn, Smartlink cùng việc chấp nhận thanh toán các sản phẩm thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB và mở rộng hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ ATM, EDC/POS, doanh số thanh toán thẻ Agribank có bước tăng trưởng ấn tượng. Giai đoạn 2008-2012, trong khi tổng số lượng máy ATM của Agribank tăng 1,75 lần, số lượng EDC/POS tăng 4,13 lần thì doanh số thanh toán thẻ tăng gấp 7,4 lần, từ 24.114 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 179.419 tỷ năm 2012. Trong đó, doanh số thanh toán bình quân năm 2012 tại ATM đạt hơn 7 tỷ/tháng/ATM và doanh số thanh toán bình quân tại EDC/POS là 34,4 triệu/tháng/thiết bị.
Biểu đồ 2.3: Doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ của Agribank (2008-2012)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Nă m 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Thu dịch vụ thẻ 29.614 52.56 1 121.524 147.465 185.336 1.1 Phí phát hành 20.418 18.12 5 48.041 50.51 0 53.88 7 1.2 Phí chiết khấu ĐVCNT 5" 1.36 2 5.510 13.96 2 33.82 7 1.3 Phí thường niên 60 0" 32.95 4.266 3.454 6.119 1.4 Phí khác 8.59 1 30.121 63.707 9 79.53 3 91.50
Như vậy, tốc độ tăng trưởng của doanh số sử dụng thẻ của Agribank tăng mạnh hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ phát hành, tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán thẻ tăng mạnh hơn tốc độ tăng trưởng của các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, EDC/POS) phản ánh sản phẩm thẻ của Agribank được khách hàng tin tưởng sử dụng nhiều, chất lượng dịch vụ thẻ của Agribank ngày càng được cải thiện, hiệu suất sử dụng các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ cao.
2.2.4. Doanh thu phí dịch vụ thẻ
Việc phát triển SPDV thẻ đã mang lại cho chi nhánh một nguồn thu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu dịch vụ cho Agribank. Nếu năm 2008 thu dịch vụ thẻ là 29,6 tỷ đồng thì năm 2012 thu dịch vụ thẻ đạt 185,3 tỷ đồng (gấp 6,26 lần năm 2008). Cơ cấu thu dịch vụ thẻ cũng đang có sự thay đổi, thu phí chiết khấu ĐVCNT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ thẻ (Năm 2010 là 5%, năm 2011 là 9%, năm 2012 là 18%), trong khi đó tỷ trọng phí phát hành thẻ đang có xu hướng giảm (năm 2010 là 40%, năm 2011 là 34%, năm 2012 là 29%). Điều này cho thấy nghiệp vụ thẻ Agribank đang đi đúng hướng, chuyển dần từ thị phần sang lợi nhuận, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh phí dịch vụ thẻ thu được, Agribank còn thu được lãi vay từ sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn vào tài khoản tiền gửi thanh toán đăng ký phát hành thẻ. Đây là nguồn vốn huy động ổn định, giá rẻ, chi phí thấp, góp phần không nhỏ gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.3: Tổng thu nghiệp vụ thẻ Agribank (2008-2012)
dụng 0 2 1
Tổng thu nghiệp vụ thẻ 29.737 55.97 1
2.2.5. Chức năng, tiện ích của sản phẩm thẻ
Song song với việc phát triển số lượng chủ thẻ, Agribank cũng không ngừng gia tăng các tiện ích cho sản phẩm thẻ, không chỉ để thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm mà còn để giữ chân khách hàng. Bên cạnh các chức