d. Chiến lược chức năng
1.4. Kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh của một số công ty * Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình
* Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình
Công ty đã tìm hướng sản xuất phù hợp để phát triển bền vững; chuyển đổi các loại cây trồng ít bị thiệt hại do bão lụt; xây dựng phương án sản xuất sát với tình hình thực tế đúng quy định, hiệu quả cao; giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép; xây dựng nội bộ đoàn kết; quan tâm đến việc làm và đời sống của người lao động.
Công tác khai thác nhựa thông đã được quản lý chặt chẽ, việc khai thác gỗ rừng trồng được thực hiện đúng tiến độ, sản lượng đạt 140%. Các hạng mục lâm sinh được đảm bảo theo thiết kế kỹ thuật, chất lượng. Việc trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu theo đúng yêu cầu. Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng với tinh thần chủ động, Công ty đã thường xuyên lo đủ việc làm cho người lao động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ như BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, bảo hộ lao động, thi và xét nâng bậc lương đầy đủ, kịp thời. Công ty thực hiện đạt 100% chỉ tiêu nộp thuế.
Công ty lựa chọn chiến lược đa dạng hóa để tăng thị phần và thị trường cho doanh nghiệp. Công ty cũng áp dụng chiến lược tăng chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc. Trong những năm vừa qua, thị phần của doanh nghiệp luôn được mở rộng, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn trước, bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, doanh nghiệp đã chú ý đến nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động.
* Công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh
Hiện tại, Công ty đang tiến hành xây dựng phương án cổ phần hóa; phương án sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa; xây dựng điều lệ hoạt động công ty cổ
phần; phương án bán cổ phần để chính thức bước sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.
Công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh đã đề ra mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng mủ cao su khô trên 1.000 tấn; trồng mới 170 ha cây cao su, nâng tổng diện tích cây cao su của Công ty lên gần 1.500 ha; đẩy mạnh sản xuất ngành chăn nuôi với tổng doanh thu 44,5 tỷ đồng.
Hiện nay, công ty đang tập trung đến chiến lược tập trung, đây là chiến lược chủ đạo mà công ty xác định đặt trọng tâm vào việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác
* Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các Công ty trên
Thứ nhất, việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên quy hoạch của ngành; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng phải tính đến xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Chẳng hạn, quy hoạch năng lực sản xuất kinh doanh của ngành phải phù hợp với tình hình cung - cầu xã hội và mức độ cạnh tranh trong xã hội. Từ đó nên tính toán số lượng doanh nghiệp tồn tại trong ngành và từng doanh nghiệp cho phù hợp. Bởi vì, nếu có quá ít doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến độc quyền và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nhưng ngược lại, nếu có quá nhiều doanh nghiệp sẽ gây ra cạnh tranh quá khốc liệt và dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí cho xã hội và cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nội dung của chiến lược được lựa chọn phải đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty và thích ứng được với sự biến động của môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Thứ ba, chiến lược được lựa chọn phải xác định định hướng đầu tư phát triển dài hạn, có trọng điểm, tập trung vào những sản phẩm then chốt như là điểm tựa vững chắc cho phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, đặc biệt là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn và khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty là khả thi.
Thứ tư, trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển cần đảm bảo nguyên tắc: Sự tham gia của lãnh cấp cao; sự tham gia của các đơn vị thành viên; thậm chí có thể lấy ý kiến rộng rãi của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty để đảm bảo chiến lược được hình thành có tính khả thi cao nhất.
Kết luận Chương I
Để đảm bảo thành công trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh trở nên gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp cần chú ý sử dụng một công cụ vô cùng quan trong đó là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh chính là con đường và các bước đi trên con đường đạt đến mục tiêu đó. Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp cần tuân theo một quy trình bao gồm: phân tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong, phân tích chiến lược, lựa chọn chiến lược và thực thi chiến lược.
Trong quá trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, một số công cụ riêng biệt như ma trận SWOT, QSPM được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá và xây dựng các chiến lược, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn. Nghiên cứu môi trường là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp để lựa chọn các chiến lược phù hợp thông qua phân tích SWOT, QSPM. Đây là một quá trình phải thực hiện thường xuyên vì nó đảm bảo sự hợp lý của các quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp trong tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINHDOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNHVIÊN LÂM CÔNG NGHIỆP