- Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:
3. Phối hợp W/O
W1O1: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng, lẫn quy mô và hình thức sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và một trong những khó khăn kể đến là rào cản tiếp cận vốn.
Khả năng tiếp cận vốn khó khăn buộc các DN mất thêm các chi phí (cả chính thức và phi chính thức) để có thể có được khoản vay, hoặc/và phải tiếp cận thị trường phi chính thức và phải trả lãi suất cao hơn, theo đó, làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, công ty phải nâng cao tính minh bạch trong kinh doanh, điều hành; cần áp dụng các hệ thống quản trị nội bộ để đáp ứng yêu cầu về điều kiện cho vay.
Một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể nâng sức cạnh tranh đó là việc đầu tư, sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận máy móc của công ty đang sử dụng có công nghệ lạc hậu.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và đó cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận tối đa thì trước hết doanh nghiệp phải tự tìm được chỗ đứng cho mình bằng chính con đường là chiến thắng trong cạnh tranh. Với điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì chiến thắng nằm trong tay người nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ và biết vận dụng nó có hiệu quả cho mục đích của mình. Đây chính là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình mà cụ thể là việc đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đổi mới máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với việc tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Với một dàn máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn và lượng phế phẩm cũng ít đi. Các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm đồng thời cũng giảm bớt lao động thủ công làm cho chi phí nhân công giảm. Từ đó góp phần làm cho chi phí sản xuất giảm xuống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng hạ giá bán, mở rộng được thị phần ra nhiều tầng lớp dân cư khác nhau.
Bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí, với máy móc thiết bị hiện đại sẽ làm cho năng suất tăng lên cùng với đó là chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường cả về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại. Hiện nay, công ty đang nhập khẩu một số máy móc của Đức cho dây chuyền chế biến mũ cao su, bước đầu vận hành đã cho thấy hiệu quả công việc tăng lên, giảm chi phí nhân công.
W5O2: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là tất yếu khách quan và áp lực cạnh tranh này tác động lên tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy công ty xác định cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể. Đây là các yếu tố nội hàm của doanh nghiệp. Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược kinh doanh thật tốt để nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu kém. Điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như: công nghệ, quy trình sản xuất, nhân sự, chiến lược marketing…