Dự báo về môi trường kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN lâm CÔNG NGHIỆP LONG đại (Trang 65 - 67)

- Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:

3.1.1. Dự báo về môi trường kinh doanh của Công ty

Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế tiếp tục xu hướng biến động; bảo hộ thương mại gia tăng; cạnh tranh giữa các nước lớn và xung đột ở nhiều nơi diễn ra gay gắt. Các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an toàn thông tin, an ninh mạng và tội phạm ngày càng gia tăng.

Ở trong nước, Việt Nam được kế thừa thành tựu của hơn 33 năm đổi mới, thế và lực của quốc gia ngày càng lớn mạnh; tình hình chính trị, xã hội ổn định; niềm tin của nhân dân được củng cố; tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Độ mở lớn dẫn đến các tác động tiêu cực từ bên ngoài đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn. Đất nước ta cần tận dụng tốt cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cơ cấu dân số vàng trước thách thức của quá trình già hóa dân số. Các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường đang tạo áp lực lớn đến phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Đối với công ty, hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác các sản phẩm cây công nghiệp, trong đó cây cao su, nhựa thông đóng vai trò chủ đạo, xác định trong thời gian tới cũng sẽ gặp không ít tác động từ tình hình kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới cho tới năm 2030 khó có thể hồi phục như mức năm 2011. Trong khi đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc kéo dài sẽ khiến cho ngành cao su Việt Nam cũng bị tác động, bởi mặt hàng lốp xe ô tô nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế bổ sung của Mỹ. Điều này đòi hỏi ngành cao su đang trên sân chơi hội nhập phải có sự thay đổi trong cả suy nghĩ và hành động, tìm những ngã rẽ nhằm đáp ứng với các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Năm 2018, diện tích cao su của cả nước đạt 969.700 ha, cho sản lượng gần 1,1 triệu tấn. Với gần 67% diện tích đang trong giai đoạn cho thu hoạch mủ nên dù

tổng diện tích và năng suất giảm nhẹ, sản lượng cao su vẫn tiếp tục tăng. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam với trên 60% tổng lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, tỷ trọng của thị trường này vượt xa so với tỷ trọng từ các thị trường tiêu thụ khác, đặc biệt, lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam vào thị trường này đang trong xu hướng tăng. Có thể thấy, sự phát triển của ngành cao su cho đến nay chịu tác động rất lớn từ thị trường xuất khẩu là Trung Quốc.

Đối với công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Long Đại cũng chịu tác động lớn tới từ thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi Trung Quốc đang là thị trường lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa. Ngoài mặt hàng là cao su, công ty còn có các sản phẩm khác như khai thác, chế biến mũ nhựa thông, khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng…với những mặt hàng này, công ty cũng xác định trong thời gian tới sẽ gặp phải những thuận lợi và không ít khó khăn trong thời gian sắp tới. Sự phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà đầu tư nước ngoài dần chú ý tới thị trường Việt Nam là những cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng, tuy nhiên những thách thức từ sự bất ổn chính trị trên toàn thế giới, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tình hình thiên tai diễn biến khó lường là những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN lâm CÔNG NGHIỆP LONG đại (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w