Các căn cứ thẩm địnhdự án tại Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3 Các căn cứ thẩm địnhdự án tại Ngân hàng Thương mại

Thẩm định dự án thực hiện trên cơ sở những hồ sơ, tài liệu, thông tin thu nhập từ

nhiều nguồn không chỉ từ khách hàng vay vốn mà còn từ những nguồn khác. Từ đó, ngân hàng xem xét, chọn lọc, xử lý dữ liệu thu thập được để tập hợp và tiến hành đánh giá, phân tích các khía cạnh liên quan đến dự án. Căn cứ TĐDA bao gồm: - Hồ sơ vay vốn: Bao gồm hồ sơ khách hàng vay vốn, hồ sơ dự án, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Trong hồ sơ dự án, theo quy định hiện hành gồm hai phần: phần thiết kế cơ sở và nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Trong phần thiết kế cơ sở, CBTĐ sẽ xem xét: Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết; Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với địa điểm thực hiện dự án về nhu cầu, quy mô diện tích đất sử dụng, hình thức đầu tư; Sự phù hợp của phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn; sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về đảm bảo an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường;...

+ Trong phần nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án CBTĐ sẽ xem xét: Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư của dự án; Đánh giá cung - cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, phương án sản xuất kinh doanh; Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án; Giải pháp tổ chức thực hiện, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư và đánh giá yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án

gồm tổng mức đầu tư, khả năng thu xếp vốn, phương án vay vốn và hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Hồ sơ dự án là căn cứ pháp lý dự án quan trọng của Chủ đầu tư trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư/ Quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, khi thẩm định dự án đầu tư các NHTM rất chú trọng đến Hồ sơ dự án, đây là căn cứ quan trọng để tiến hành thẩm định dự án.

- Các căn cứ pháp lý, quy phạm, tiêu chuẩn và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể:

Trong công tác thẩm định dự án, CBTĐ phải căn cứ vào định hướng, kế hoạch phát triển KT-XH của nhà nước, địa phương, của ngành và các văn bản pháp luật, các quy định có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư đang có hiệu lực tại thời điểm thẩm định hoặc sắp có hiệu lực thi hành trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, CBTĐ cần phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án, luôn đối chiếu so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm của ngành, của lĩnh vực. Ví dụ như về sử dụng đất đai ở các địa phương, diện tích đất được thuê, tiêu chuẩn cấp công trình; giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, khoa học - công nghệ riêng của từng ngành.

- Các quy ước thông lệ

Căn cứ thẩm định còn dựa trên các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về vận tải hàng hóa, về các loại thuế suất...); Quy định của các tổ chức tài trợ vốn như ngân hàng thế giới, tổ chức tiền tệ thế giới..., các quy định về thương mại, tín dụng, bảo hiểm, bảo lãnh.

Bên cạnh đó, để có căn cứ thẩm định dự án đầu tư, các CBTĐ phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích, đánh giá các nguồn thông tin về khách hàng bằng nhiều biện pháp.

- Các thông tin thực tế từ dự án và doanh nghiệp xin vay vốn - Các thông tin từ văn bản pháp lý, quy định, các tiêu chuẩn...

- Các thông tin từ cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia và thông tin đại chúng - Thông tin thu thập từ Internet

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 29)

w