Ví dụ minh họa về công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành nông,lâm nghiệp

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 121)

7. Kết cấu luận văn

2.2.6 Ví dụ minh họa về công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành nông,lâm nghiệp

nghiệp “Dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An” tại Ngân hàng TMCP Bắc Á 2.2.6.1 Giới thiệu sơ bộ về doanh nghiệp và dự án đầu tư

Xây dựng Nhà máy sản xuất ván gỗ sợi tại tỉnh Nghệ An là một quyết định phù hợp với “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 và Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An”. Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An” được Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 27111000.140 ngày 25/12/2012, thay đổi lần 01 ngày 16/01/2014 thay đổi lần 2 ngày 10/08/2014.

- Tên dự án: Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm

- Địa điểm xây dựng: huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

- Mục đích đầu tư: Xây dựng nhà máy chế biến gỗ Nghệ An tại KCN Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với công nghệ hiện đại tiêu chuẩn Châu Âu phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

- Quy mô xây dựng: Tổng diện tích khu đất là 396.998,8m2, tổng diện tích đất sử dụng cho giai đoạn I là Sxd:216.360m2, diện tích xây dựng giai đoạn I là Sxd: 127,827m2 , mật độ xây dựng giai đoạn I là 58%

- Công suất:

+ Công suất sản xuất ván sợi MDF: 130.000m3 sản phẩm/năm; + Công suất sản xuất ván thanh: 12.000m3 sản phẩm/năm

- Tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.896.653.689.343 đồng

- Hình thức đầu tư: xây dựng mới 100%

- Tiến độ thực hiện dự án: Thời gian thi công 4 năm, Khởi công quý I năm 2013, hoàn thành công trình cuối năm 2016

b) Giới thiệu chủ đầu tư (khách hàng)

- Tên khách hàng: Công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm

- Trụ sở đăng ký: 166 Nguyễn Thái Học - phường Quang Trung - TP. Vinh - Tỉnh Nghệ An

- Đăng ký kinh doanh: số 2901206835 do phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày 11 tháng 01 năm 2010, đăng ký thay đổi lần 04 ngày 30 tháng 06 năm 2014

- Vốn điều lệ đăng ký: 650.000.000.000 VND (Bằng chữ: Sáu trăm năm mươi tỷ đồng chẵn)

- Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN CÔNG VĨNH, chức vụ: Tổng giám đốc (theo quyết định số 120/QĐ-HĐQT-MAY ngày 12/11/2013 của Công ty CP Lâm Nghiệp Tháng Năm).

- Ngành nghề kinh doanh: Ươm giống cây lâm nghiệp; trồng rừng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác; sản xuất đồ gỗ xây dựng; mua bán tre, nứa, gỗ cây, gỗ chế biến ; trồng rau đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh; trồng cây có hạt và quả chứa dầu, cây ăn quả; trồng cây gia vị, cây dược liệu; nhân và chăm sóc giống cây nông nghiệp; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phầm liên quan, kinh doanh xăng dầu.

Như vậy, trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn, CBTĐ đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, sử dụng các công cụ xếp hạng tín dụng nội bộ, thu thập thông tin CIC đầy đủ đưa ra nhận xét cụ thể, chính xác làm tiền đề để tiến hành thẩm định những nội dung thẩm định tiếp theo đưa ra kết luận Công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm có đủ năng lực pháp lý để xây dựng và vận hành Nhà máy chế biến gỗ tại Nghệ An , hồ sơ pháp lý của Công ty đầy đủ, hợp lệ, đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Mô hình công ty cơ cấu phòng ban rõ ràng, khoa học. Ban giám đốc là những người có năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh doanh MDF. Việc vay vốn của khách hàng phù hợp với các quy định, quy chế về cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á, NHNN Việt Nam và Pháp luật.

2.2.6.2 Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định tính pháp lý, sự cần thiết của dự án

Phương pháp mà CBTĐ áp dụng để thẩm định tính pháp lý và sự cần thiết của dự án đầu tư là phương pháp so sánh đối chiếu với các quyết định, văn bản pháp lý

hiện hành của Nhà nước về đất đai, DAĐT vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. CBTĐ cũng thực hiện thẩm định được tính hợp lệ, hợp pháp của các quyết định đầu tư dự án, các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, tình hình phát triển KT - XH của tỉnh Nghệ An; quyết định về việc phê duyệt thực hiện dự án cùng các hồ sơ vay vốn dự án của chủ đầu tư.

Cán bộ thẩm định đã căn cứ theo Quyết định số 1465/QĐ.UBND-ĐT ngày 03/05/2012 của UBND tỉnh Nghệ An v/v “Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất ván gỗ sợi MDF tại xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”; Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An”; Quyết định số 08/2014/QĐ-MAY vv phê duyệt dự án nhà máy chế biến gỗ Nghệ An ngày 28/02/2014; Giấy phép xây dựng số 01/GPXD.KKT ngày 19/02/2014.. .cung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đưa ra đánh giá dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An là một dự án chế biến gỗ ván sợi sử dụng công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và có quy mô lớn của Việt Nam, quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư, xây dựng nhà máy góp phần cho sự phát triển của địa phương của tỉnh. CBTĐ đánh giá dự án đầu tư Nhà máy chế biến gỗ là cần thiết.

Như vậy, kết luận trên của cán bộ thẩm định theo tác giả là có cơ sở rõ ràng.

Thẩm định khía cạnh thị trường sản phẩm của dự án

Bằng phương pháp thống kê, thu thập thông tin về dự án cùng phương pháp dự báo về cung cầu thị trường trong tương lai, cụ thể: CBTĐ dự báo được kim ngạch xuất khẩu đổ gỗ của Việt Nam có xu thế tăng trong những năm tiếp theo thì nhu cầu ván gỗ sợi cho ngành chế biến còn tăng nhanh có thể lên đến xấp xỉ 01 triệu m3/năm. Nếu chất lượng đảm bảo thì ván gỗ sợi của Việt Nam còn có thế xuất khẩu vì có giá thành thấp hơn. Điều này cho thấy nhu cầu ván gỗ sợi tại Việt Nam đang rất lớn.Với những số liệu dự báo trên có thể thấy đầu ra của Dự án là được đảm bảo. Việc xây dựng Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An sẽ tạo ra hàng trăm cơ hội việc làm cho người dân tỉnh Nghệ An, giúp cho đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và nó sẽ như một đòn bảy kinh tế giúp thúc đẩy kinh tế Nghệ An phát triển mạnh hơn.

Ngoài ra, CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các dự án chế biến gỗ khác về nguồn cung ứng đầu vào, chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất... như dự án nhà máy MDF Hà Giang, DF Geruco - Quảng Ngãi MDF Sahabak - Bắc Cạn MDF Kim Tín -Quảng Bình...

Từ các đánh giá trên, CBTĐ kết luận việc sử dụng ván gỗ sợi ngày càng đa dạng, rộng rãi. Nhu cầu ván gỗ sợi cho sản xuất đồ nội thất, xây dựng trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng cao, bình quân tăng xấp xỉ 10%/năm. Trong khi đó năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng nên hàng năm đang phải nhập khẩu với số lượng lớn, điều này đã khiến các nhà sản xuất trong nước khó chủ động trong sản xuất, dễ bị đối tác nước ngoài ép giá. Đối với kinh tế vĩ mô việc thiếu các nhà máy sản xuất đã làm Việt Nam không phát huy tối đa hiệu quả tài nguyên rừng và còn gây khó khăn trong việc huy động nguồn ngoại tệ để nhập khẩu. Qua đó cho thấy thị trường tiêu thụ dự án là ổn định, đảm bảo được nguồn thu để trang trải chi phí và trả nợ, dự án khả thi về mặt thị trường.

Như vậy, trong nội dung thẩm định này CBTĐ đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu xem xét đánh giá các dự án cùng ngành nghề kinh doanh và phương pháp dự báo cung cầu thị trường gỗ MDF, tuy nhiên các đánh giá từ việc vận dụng phương pháp này mang nhiều định tính cao chỉ là các dự báo lấy lại từ số liệu dự báo trên các website chuyên ngành và của các dự án sản xuất gỗ MDF mà cán bộ thẩm định thu thập.

Thẩm định các khía cạnh kỹ thuật của dự án

Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu thẩm định tính đầy đủ các khía cạnh trong nội dung thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp về vị trí xây dựng dự án, thẩm định lựa chọn kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn của sản phẩm cụ thể như sau:

Vị trí dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

Chủ đầu tư đã đề xuất và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch địa điểm Nhà máy tại Quyết định số 1465/QĐ.IBND ngày 03/5/2012 tại:

Diện tích khu đất: 39,58 ha. Ranh giới khu đất như sau:

Phía Bắc giáp Phía Nam giáp Phía Đông giáp Phía Tây giáp +

+ + +

: Đất đồi núi;

: Đất đồi núi, sản xuất nông nghiệp; : Đất sản xuất nông nghiệp;

: Đất đồi núi.

Dự án nằm ở vị trí thuận lợi gần nguồn nguyên liệu chính (chủ yếu gần nguyên liệu gỗ); gần các đầu mối giao thông chính; cơ sở hạ tầng thuận lợi (giao thông, cung cấp điện, nước...); địa hình, địa chất đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng; không quá gần các khu dân cư tập trung, các khu du lịch, văn hóa; đảm bảo các quy định về đảm bảo an ninh quốc phòng.

Lựa chọn kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn của sản phẩm

Ván gỗ sợi được sản xuất theo phương pháp khô, công nghệ ép liên tục; thiết bị các công đoạn quan trọng nhất thiết phải được sản xuất tại các nước G7, các thiết bị phụ trợ khác là thương hiệu châu Âu nhưng có thể sản xuất ở nước thứ 3.

Toàn bộ các máy móc - thiết bị phải mới 100%, được sản xuất sau năm 2010 theo model mới nhất. Dây chuyền thiết bị hiện đại - tiên tiến - đồng bộ và khép kín.

- Công nghệ hiện đại, phù hợp với nguyên liệu sẵn có tại địa phương;

- Sản xuất đa dạng sản phẩm; Sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn đang áp dụng tại các nước EU, Mỹ, Nhật Bản;

- Hạn chế mức độ ô nhiễm đến môi trường ở mức thấp nhất, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Tiêu hao điện năng, nhiệt năng, vật tư ít nhất cho một đơn vị sản phẩm; - Cơ khí hoá và tự động hoá điều khiển tối đa quá trình sản xuất.

Thẩm định nội dung tổ chức thực hiện dự án và tiến độ thi công

- Tổ chức thực hiện dự án: Tổ chức hoạt động sản xuất một cách hiệu quả. Khai thác tối đa công suất của nhà máy, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

1 Chi phí xây dựng 266,629 26,663 293,292

^2 Chi phí thiết bị- Tiếp cận và áp dụng kịp thời tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phối1.314,424 127,254 1.441,678

hợp chặt chẽ với cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học chuyên ngành, phát huy khả năng sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên để không ngừng phát triển.

- Xây dựng chế độ trả lương tương xứng với chuyên môn được đào tạo, năng lực công tác thực tế. Chế độ đãi ngộ cao luôn đi kèm với trách nhiệm và hiệu quả công việc được giao.

- Không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với địa phương và Nhà nước.

- Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động đóng góp cho công ty, nhất là các sáng kiến cải tiến để đem lại hiệu quả cao.

Dự kiến vào cuối năm 2015, dự án sẽ bắt đầu chạy, sản xuất thử sản phẩm gỗ ván thanh, cuối năm 2016 sẽ bắt đầu chạy,sản xuất thử sản phẩm gỗ MDF.

Từ các đánh giá trên, CBTĐ kết luận: quy mô công suất của dự án hợp lý và phù hợp với khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào. Thiết bị cho nhà máy phù hợp với quy mô, công suất của thiết kế. Vị trí lựa chọn xây dựng nhà máy có nhiều thuận lợi, trong đó có thuận lợi vượt trội là vùng nguyên liệu dồi dào. Tuy còn có một số khó khăn, nhưng những khó khăn này cũng dễ dàng khắc phục được mà không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đầu tư.

Như vậy, các nội dung thẩm định kỹ thuật của dự án đã được CBTĐ khá đầy đủ tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Khi thẩm định khía cạnh vị trí xây dựng dự án CBTĐ mới chỉ nói đến những đặc trưng nổi bật của địa điểm đó chứ chưa có sự phân tích đánh giá các tác động của các đặc điểm trên đến tiến độ thi công, công suất dự án như khí hậu, điều kiện tự nhiên. Nội dung thẩm định kỹ thuật phức tạp nhưng nhiều phương pháp mang lại độ tin cậy cao về kết quả chưa được CBTĐ sử dụng như phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Thẩm định khía cạnh tài chính dự án

Cán bộ thẩm định đã áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối trong nội dung thẩm định tài chính của dự án. Cụ thể như sau:

- Đánh giá tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư của Dự án trong Báo cáo Nghiên cứu khả thi được Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Lâm nghiệp tháng năm phê duyệt theo Quyết định số 08/2014/QĐ-MAY ngày 28/02/2014 là 1.558.143.334.000 đồng. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư của Dự án trong biên bản họp đại hội đồng cổ đông số 20/2014/BB-ĐHĐCĐ- MAY ngày 04/07/2014 điều chỉnh tăng lên mức 1.896.653.689.343 đồng.

Bảng 2.11 Tổng mức đầu tư dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

4.1 Chi phí quản lý dự án 37,536 3,754 41,290

4.2 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng côngtrình 33,176 3,303 36,479

4.3 Chi phí khác 10,487 1,049 11,536

5 Lãi vay và các loại phí khác trong

thời gian xây dựng 164,311 - 164,311 6 Dự phòng 50,457 5,046 55,502 Tổng VĐT 1.896,654 167,068 2.063,721 STT Nguồn vốn Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Vốn tự có và huy động khác 650,000 34,27%

2 Vốn vay thương mại 1.246,653 65,73%

2.1 Vay Ngân hàng TMCP Bắc Á 500,000

Nguồn: Báo cáo đầu tư Dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

Bảng 2.12 Cơ cấu nguồn vốn dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

02 IRR (%) 13,01

03 Tỷ suất chiết khấu (%) 10

04 Thời gian hoàn vốn vay (năm) 9,69

Nguồn: Báo cáo đầu tư Dự án Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An

Việc tính toán chi phí đầu tư của dự án đã được các bên độc lập tiến hành: Đầu tiên thiết kế và tính dự toán là Công ty cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm lập, sau đó được đơn vị độc lập thứ hai là Công ty cổ phần công nghệ VDI thực hiện thẩm định.

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 121)

w