Các phương pháp thẩm địnhdự án trong Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.1.4 Các phương pháp thẩm địnhdự án trong Ngân hàng Thương mại

Tùy thuộc vào đặc trưng của những dự án, vào nguồn thông tin thu thập được, CBTĐ áp dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Các phương pháp thẩm định chủ yếu được áp dụng sau đây:

1.1.4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Phương pháp này được dùng phổ biến, áp dụng hầu hết ở các ngân hàng, việc thẩm định theo phương pháp trình tự sẽ đi từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết, kết luận trước làm cơ sở cho kết luận sau.

Thẩm định tổng quát: CBTĐ sẽ xem xét tổng quan các nội dung của dự án, qua đó đánh giá về tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của dự án một cách chung nhất như: hồ sơ pháp lý, năng lực pháp lý của chủ đầu tư...Trong giai đoạn này, thẩm định giúp cho việc khái quát nội dung dự án, hiểu rõ tầm quy mô và quan trọng của dự án.

Thẩm định chi tiết: CBTĐ sẽ đi sâu xem xét tỉ mỉ, chi tiết từng nội dung, mỗi nội dung được phân tích kỹ lưỡng từ đó cho kết luận chính xác. Đối với mỗi dự ánkhác nhau mức độ tập trung các nội dung trên có thể khác nhau tùy vào đặc điểm và tình hình cụ thể của các dự án.

Phương pháp thẩm định trình tự thường áp dụng thẩm định khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính của dự án.

1.1.4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây là phương pháp cơ bản trong thẩm định dự án, được CBTĐ áp dụng do tính phổ biến và dễ tiến hành. Bản chất của phương pháp này là đối chiếu, so sánh các nội dung của dự án với các chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế. Việc thực hiện so sánh thường được tiến hành theo các cách sau đây:

- So sánh các nội dung của dự án với yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn của ngành, của nhà nước.

- So sánh các nội dung của dự án với dự án tương tự đã thực hiện hay đang tiến thực hiện.

- So sánh các chỉ tiêu, thông số của dự án theo thời gian trong quá trình dự án được hình thành phát triển để chuẩn xác số liệu.

Từ các nội dung trên, CBTĐ đưa ra các kết luận về dự án, từ đó đưa ra quyết định tài trợ vốn cho dự án hay không. CBTĐ cần vận dụng các chỉ tiêu dùng để so sánh một cách phù hợp với từng đặc điểm của từng dự án, từng doanh nghiệp.

Phương pháp thẩm định so sánh đối chiếu thường áp dụng tại hầu hết các nội dung thẩm định của dự án như: thẩm định sự cần thiết của dự án, thẩm định về khía cạnh thị trường, khía cạnh kĩ thuật, khía cạnh tài chính.

1.1.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này dùng để kiểm tra tính bền vững về hiệu quả tài chính của dự án. Các chỉ tiêu dùng để phân tích như thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn.. .CBTĐ sẽ dự kiến một số tình huống xảy ra như chi phí tăng, giá bán giảm, các thay đổi về chính sách theo hướng bất lợi.. .từ đó làm thay đổi các chỉ tiêu nêu trên của dự án. Nếu dự án vẫn hiệu quả trong các tình huống trên thì đó là những dự án có độ an toàn cao khi đầu tư, nếu dự án nhạy cảm, phản ứng theo xu hướng xấu trước những thay đổi của các nhân tố dự kiến thì có thể bị từ chối hoặc nếu được chấp nhận thì phải có phương án khắc phục.

Phương pháp thẩm định phân tích độ nhạy thường áp dụng thẩm định nội dung tài chính của dự án.

1.1.4.4 Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo sử dụng các số liệu được điều tra thống kê và vận dụng dự báo thích hợp để kiểm tra nguồn NVL, các yếu tố đầu vào, cung cầu thị trường, giá cả sản phẩm.ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Đối với các dự ánthuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp có thời gian vận hành dài, tổng mức đầu tư lớn thì sự thay đổi các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến tính khả thi của dự án.

Khi xác định hiệu quả của dự án, cần dự báo được diễn biến của thị trường, các thay đổi vĩ mô của nền kinh tế trong thời gian tới. Các thông tin dự báo có được thông qua các kênh như chính sách phát triển, quy hoạch của ngành, của địa phương; dự báo của các đơn vị tổ chức có năng lực; dự báo từ người thẩm định

thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê, toán học và các phương pháp phân tích lợi ích, chi phí, hiệu quả dự án.

Phương pháp thẩm định dự báo thường áp dụng thẩm định nội dung thị trường của dự án

1.1.4.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án đầu tư có đặc điểm thời gian từ khi bắt đầu thực hiện dự án cho đến khi đi vào vận hành khai thác dự án là một thời gian thường rất dài nên việc xảy ra rủi ro là điều không tránh phải.Về phía ngân hàng, CBTĐ cần quan tâm đến các vấn đề rủi ro, đánh giá, ước lượng được mức độ rủi ro từ đó có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu hoặc phân tán các rủi ro có thể xảy ra của dự án. Các rủi ro có thể xảy ra như chậm tiến độ thực hiện dự án, tăng tổng mức đầu tư, rủi ro về cung cấp máy móc thiết bị, rủi ro từ các yếu tố đầu vào, năng lực tiêu thụ sản phẩm, năng lực tổ chức điều hành của chủ đầu tư, rủi ro tài chính và các rủi ro bất khả kháng khác.

Với các dự án đầu tư nông, lâm nghiệp thì điều này cần đặc biệt lưu ý vì các dự án này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu thì các rủi ro gặp phải là rất lớn do vậy CBTĐ cần xem xét, đánh giá kỹ.

Phương pháp thẩm định triệt tiêu rủi ro thường áp dụng thẩm định nội dung thẩm định rủi ro của dự án.

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w