7. Kết cấu luận văn
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định
Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á được thực hiện theo 2 hướng:
- Hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng - Bổ sung phương pháp phân tích mới
3.2.3.1 Hoàn thiện các phương pháp đang được sử dụng
Trong thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, việc tính toán các chỉ tiêu mới chỉ dừng lại ở 3 chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn mà chưa có sáng tạo và vận dụng
linh hoạt các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá nhiều mặt của dự án ngành nông, lâm nghiệp. Vận dụng sáng tạo trong các phương pháp thẩm định đặc biệt trong phương pháp so sánh đối chiếu không nên máy móc dập khuôn, cần linh hoạt nhìn nhận, đánh giá theo thực tế từng dự án ngành nông, lâm nghiệp khác nhau, từng thời điểm khác nhau. Trong phương pháp dự báo cần có thêm căn cứ từ các thông tin điều tra của chính CBTĐ đồng thời nên sử dụng các phương pháp dự báo như: mô hình hồi quy tương quan, sử dụng hệ số co giãn của cầu, phương pháp định mức.. ..Trong phương pháp phân tích độ nhạy nên dựa vào từng dự án ngành nông, lâm nghiệp khác nhau, từng địa điểm, thời kì thị trường mà cho các chỉ tiêu hiệu quả biến động ở mức độ nhất định chứ không nên áp dụng chung cho tăng giảm 5%-10% ở tất các các chỉ tiêu, nên phân tích độ nhạy theo nhiều yếu tố thay đổi cùng lúc ở tất cả các dự án ngành nông, lâm nghiệp. Các chỉ tiêu cần thiết khác cũng nên được áp dụng như điểm hòa vốn, chỉ tiêu tỷ số lợi ích-chi phí.. .các chỉ tiêu này bổ sung cho nhau, giúp CBTĐ có thể đưa ra đánh giá một cách toàn diện hơn về hiệu quả tài chính của dự án.
Ngoài ra, Ngân hàng cần áp dụng mức tỷ suất chiết khấu được điều chỉnh theo các yếu tố như lạm phát, trượt giá, thay đổi cung cầu, chính sách kinh tế.để phản ánh tác động của các yếu tố đó tới dự án.
Vì các DAĐT ngành nông, lâm nghiệp thường có mức độ nhạy cảm cao với các yếu tố về tỷ giá, tổng mức đầu tư, lãi suất cho vay... do đặc điểm nguồn vốn lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài, kỹ thuật phức tạp và có độ rủi ro lớn nên phương pháp phân tích độ nhạy cần phải được thực hiện một cách khoa học. Đặc biệt không chỉ với các DAĐT ngành nông, lâm nghiệp lớn mà phương pháp phân tích độ nhạy cũng cần áp dụng với các dự án nhỏ, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan trọng thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp.
3.2.3.2 Bổ sung phương pháp phân tích mới
Bên cạnh các phương pháp thẩm định truyền thống mà CBTĐ đã áp dụng như phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp phân tích độ nhạy, CBTĐ cần ứng dụng thêm nhiều phương pháp mới, khoa học đã được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển để hoàn thiện CTTĐ dự án ngành nông,
lâm nghiệp như phương pháp phân tích Dupont, phương pháp tổng hợp, ...
a. Phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích Dupont cho phép phân tích một chỉ tiêu tài chính tổng hợp thành một hàm số của các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan để thực hiện việc phân tích tách đoạn. Đây là một phương pháp rất khoa học, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp không chỉ giúp cho lãnh đạo ngân hàng đưa ra những quyết định tín dụng phù hợp mà ngân hàng còn có vai trò tư vấn giúp doanh nghiệp nhìn nhận thực trạng tình hình tài chính của mình để có biện pháp khắc phục những tồn tại và có định hướng phát triển đúng đắn với mục tiêu cuối cùng là hai bên hợp tác cùng phát triển. Do vậy, phương pháp phân tích Dupont với ưu điểm là tính khoa học và phân tích được rõ những nguyên nhân, bản chất của sự biến động cùng mối liên hệ giữa các nguyên nhân đó lại càng cần thiết được áp dụng.
b. Phương pháp tổng hợp
Các doanh nghiệp vay vốn hiện nay thường hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, thị trường đầu vào, đầu ra rất phức tạp, tình hình cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với tiềm lực về tài chính, quản trị, kinh nghiệm không lớn, khó đối phó được với những rủi ro và phần lớn BCTC của họ chưa được kiểm toán nên việc áp dụng riêng rẽ một phương pháp thẩm định nào cũng có những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nêu trên được đánh giá cao trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Vấn đề đặt ra đối với phương pháp này là việc xác định thứ tự áp dụng các phương pháp khác nhau để tránh việc phân tích trùng lặp các phương pháp cho một đối tượng cụ thể. Để làm được điều đó, CBTĐ phải xác định cấu trúc của một bản báo cáo TĐDA ngành nông, lâm nghiệp, gồm các phẩn như sau:
Phần thứ nhất, là phần phân tích thông tin tổng quan về khách hàng. Ở phần này, CBTĐ sẽ sử dụng phương pháp thống kê thuần túy để liệt kê những thông tin pháp lý và lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp vay vốn; loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; cơ cấu vốn chủ sở hữu; mô hình tổ chức hoạt động và cơ cấu nhân sự của khách hàng.
Phần thứ hai, là phần đánh giá năng lực cạnh tranh của khách hàng. Ở phần này, CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và dự báo thông qua việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH, tình hình ngành trên thị trường, triển vọng ngành trong thời gian tới và đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến ngành nghề, thị trường hoạt động của KH.
Phần thứ ba, là phần đánh giá về dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp của KH. Ở phần này, CBTĐ sẽ sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích dự báo, phương pháp phân tích Dupont và kết hợp giữa các phương pháp này để đánh giá về dự án đầu tư, tính khả thi, hiệu quả của dự án.
Phần thứ tư, là phần đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro của dự án. Ở phần này, CBTĐ sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro để đánh giá và đo lường mức độ rủi ro của dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp.
Phần thứ năm, là phần kết luận về khách hàng và dự án đầu tư của khách hàng. Ở phần này, CBTĐ đưa ra kết quả đánh giá về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng, thuận lợi và khó khăn của khách hàng khi thực hiện dự án đầu tư, tính khả thi của dự án, từ đó đưa ra đề xuất cuối cùng đối với khoản vay của khách hàng.