Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư ngành nông,lâm nghiệp

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 105)

7. Kết cấu luận văn

2.2.5 Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư ngành nông,lâm nghiệp

2.2.5.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng

- Thẩm định về tư cách pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD.

Cán bộ thẩm định đã áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự thẩm định các nội dung sau từ tổng quát đến chi tiết từng khía cạnh, cụ thể như sau:

+ Tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp và tổ chức khác; đối với các đơn vị phụ thuộc Pháp nhân hoặc phụ thuộc doanh nghiệp, thì phải có giấy uỷ quyền vay vốn hoặc văn bản bảo lãnh (cam kết trả nợ thay) của pháp nhân đó;

+ Người đại diện theo pháp luật, người đại diện trong quan hệ vay vốn, chủ sở hữu theo giấy tờ và người chủ thực sự (đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH);

+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, những người tham gia vào quá trình quản trị, kiểm soát, điều hành doanh nghiệp này với các doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp khác đã vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á;

+ Xác định khách hàng có thuộc các đối tượng hạn chế cho vay; cho vay không được cho vay ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay, cho vay không có bảo đảm;

+ Mục đích hoạt động; quyền và nghĩa vụ dân sự theo quyết định thành lập, đăng ký, giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, pháp nhân;

+ Kiểm tra nội dung, phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép kinh doanh);

+ Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện theo Pháp luật hoặc theo uỷ quyền của doanh nghiệp, pháp nhân: danh sách ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý...

- Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Đối với nội dung này, CBTĐ chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu. Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, CBTĐ tiến hành phân tích, đánh giá doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào, nguyên nhân lỗ lãi, tình hình công nợ (nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tình hình thanh toán với người mua, người bán, các khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán), mức biến động trong quá khứ ra sao. Đồng thời tiến

với phát triển rừng bền vững như sau:

Hộp 2.5 Thẩm định hồ sơ vay vốn dự án Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao

gắn với phát triển rừng bền vững

Tronglhồ sơ thẩm định dự án vay vốn đầu tư dự án Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững, CBTĐ đã xem xét hồ sơ pháp lý của khách hàng và báo cáo tài chính 3 năm gần nhất để từ đó sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, so sánh đối chiếu các hồ sơ pháp lý cũng như tính toán các chỉ tiêu để đánh giá khách hàng như sau:

hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với các khía cạnh thị trường của doanh nghiệp, sản phẩm, kênh phân phối.. .trên cơ sở đó đưa ra được kết luận về triển vọng phát triển của khách hàng.

Các thông tin thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp, do vậy CBTĐ của ngân hàng đã tiến hành kiểm tra lại tính chính xác của tài liệu, thông tin mà khách hàng cung cấp. Việc thẩm định này yêu cầu CBTĐ phải có chuyên môn, có khả năng đọc hiểu các loại báo cáo, am hiểu về pháp luật.

- Thẩm định tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng: Ngoài việc thẩm định năng lực pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng.. .Cán bộ thẩm định cần xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thông qua việc kiểm tra hồ sơ lưu tại ngân hàng và hệ thống thông tin CIC của NHNN Việt Nam. Phương pháp áp dụng ở bước thẩm định này là phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Cán bộ thẩm định đã xem xét những vấn đề như xem xét tình hình giao dịch, quan hệ tín dụng của khách hàng ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và các tổ chức khác về số lần giao dịch, số vốn vay, tỷ lệ dư nợ, có tồn tại khoản nợ xấu hay không? Từ đó thấy được khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quan hệ tín dụng uy tín với các ngân hàng, không có nợ quá hạn, nợ gia hạn sẽ có lợi thế vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, một hạn chế gây ra rủi ro trong quá trình thẩm định còn tồn tại là nhiều dự án thẩm định dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng nên trong quá trình thẩm định CBTĐ đã bỏ qua nội dung này hoặc có thẩm định nhưng thẩm định chưa chi tiết.

- Thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng: Qua BCTC của khách hàng trong 03 năm gần nhất, CBTĐ tiến hành phân tích, đánh giá các số liệu trong BCTC, tính toán các chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động (vòng quay vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho), chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE..)...qua đó đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, có vốn điều lệ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp.

Về tổ chức quản lý: công ty có bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ, mô hình quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của đơn vị, đội ngũ lãnh đạo của Công ty có kinh nghiệm và am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực dược liệu.

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: là một doanh nghiệp mới được thành lập. Hoạt động chủ yếu là nghiên cứu tiến hành đầu tư dự án. Doanh nghiệp chưa có sản phẩm và doanh thu.

Theo tìm hiểu của CBTĐ, công ty hiện đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Bắc Á và không có dư nợ tín dụng quá hạn tại các tổ chức này.

Như vậy, trên cơ sở hồ sơ vay vốn khách hàng cung cấp, CBTĐ sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự đánh giá tổng quát đầy đủ các khía cạnh ở nội dung: tư cách pháp lý, tổ chức quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau đó CBTĐ tiếp tục đi vảo thẩm định chi tiết từng khía cạnh. CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu đánh giá được chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân và năng lực để vay vốn đầu tư thực hiện dự án tại BAC A BANK. Qua đó cho thấy, CBTĐ đã tuân thủ chặt chẽ theo quy trình và nội dung TĐDA cho vay tại BAC A BANK, sử dụng phương pháp thẩm định phù hợp. Sau khi thẩm định khách hàng, CBTĐ đã đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính và khả năng tổ chức quản lý của khách hàng để từ đó có thể đánh giá được năng lực tổ chức quản lý dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Mặc dù các thông tin đã được CBTĐ tham khảo lưu tại ngân hàng, liên ngân hàng, từ CIC, NHNN nhưng nguồn thông tin chủ

yếu vẫn từ hồ sơ khách hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác của kết quả thẩm định do thông tin từ phía khách hàng chưa được kiểm chứng.

2.2.5.2 Thẩm định dự án

a. Thẩm định sự cần thiết đầu tư dự án

Ở phần này CBTĐ đánh giá sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư. Nếu dự án được thực hiện thì sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế. Xem xét mục tiêu cần đạt được của dự án, các mục tiêu này có phù hợp với mục tiêu chung của ngành, của địa phương.

Thông thường, trong việc thẩm định nội dung này đối với các dự án nông, lâm nghiệp tại BAC A BANK cán bộ thẩm định xem xét các khía cạnh như sau:

- Đánh giá một cách tổng quát thực trạng lĩnh vực nông, lâm nghiệp cụ thể dự kiến đầu tư trên thế giới và tại Việt Nam (ví dụ: chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, trồng trọt rau sạch, trồng và chế biến dược liệu ứng dung công nghệ cao ...), thị trường sản phẩm nông, lâm nghiệp và định hướng phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại Việt Nam, những đánh giá này giúp cho người CBTĐ biết được được ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đang ở vị thế nào, tình hình lĩnh vực nông, lâm nghiệp cụ thể dự kiến đầu tư của quốc gia, thị trường sản phẩm của dự án còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án hay không, các chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước như thế nào.

- Đánh giá một cách khái quát về thị trường mà dự án sẽ cung cấp sản phẩm: thị trường về sản phẩm hiện tại như thế nào, nhu cầu của thị trường, tiềm năng phát triển thị trường trong tương lai,...

Trong nội dung này, trong quá trình thẩm định BAC A BANK thường sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Thể hiện, trước hết CBTĐ đánh giá một cách tổng quát về thị trường sản phẩm nông, lâm nghiệp mà dự án sản xuất nói chung, các định hướng phát triển.sau đó sẽ đi vào đánh giá về thị trường dự kiến dự án sẽ tập trung khai thác để có được những nhận định ban đầu về sự cần thiết phải đầu tư. Ngoài ra, CBTĐ còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định nội dung này như so sánh đối chiếu với các văn bản, chủ trương của Đảng và Nhà nước để

khẳng định lại định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp của Việt Nam, phương pháp dự báo để đưa ra dự báo mang tính nhận định về nhu cầu sản phẩm nông lâm nghiệp của dự án trong tương lai.

Hộp 2.6 Thẩm định sự cần thiết đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa

Khi thẩm định sự cần thiết phải đầu tư vay vốn đầu tư “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” tại tỉnh Khánh Hòa về cơ bản cán bộ thẩm định đánh giá khái quát thị trường cung cầu sản phẩm sữa, đưa ra một sự so sánh về quy mô, chất lượng sản phẩm để nêu bật lên tính khả thi khi thực hiện dự án. Cụ thể như sau:

Là một quốc gia đông dân với mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn và có mức tăng trưởng cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 6% -8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa luôn giũiở mức cao. Nhu cầu sữa của người dân đang tăng lên đáng kể trong khi khả năng đáp ứng nguồn sữa nguyên liệu cho ngành chế biến sữa lại thấp. Theo số liệu thống kê, riêng về sữa nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, còn lại 70% phải nhập sữa bột về để hoàn nguyên thành sữa nước với chất lượng thì không thể so sánh được với sữa tươi sạch, nhưng đôi khi giá bán lại đắt hơn cả sản phẩm sữa tươi sạch. Chính điều này đã dẫn đến một thực trạng là hàng năm, nước ta phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế, đồng nghĩa với việc tiêu tốn một lượng ngoại tệ lớn (hơn 1 tỷ USD). Nghiêm trọng hơn, những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa nhập khẩu do không biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và cộng đồng.

Ngày16/01/2008, Thủ tướng đã phê duyệt quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi bò sữa đến 2020 để chuyển ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam sang giai đoạn phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp và công nghệ cao. Ngoài ra, có những chính sách cụ thể về khuyến khích phát triển chăn nuôi với quy mô tập trung, chăn nuôi trang trại công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Từ thành công mà dự án Sữa sạch TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An mang lại, Công ty CP Thực phẩm Sữa TH Khánh Hòa dưới sự tư vấn toàn diện của Ngân hàng Bắc Á và Tập đoàn TH đã mạnh dạn thực hiện đầu tư

“Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” tại tỉnh Khánh Hòa. Dự án là một hướng đầu tư mới về phát triển nông nghiệp nông thôn, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân và phồn vinh cho xã hội, đặc biệt là những đồng bào thiểu số sống trong địa bàn tỉnh. Dự án chăn nuôi bò với quy mô lớn và nhà máy chế biến sữa hiện đại sẽ cung cấp một lượng lớn sữa tươi sạch, nguyên chất có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hiện đang thiếu hụt của xã hội, thay đổi nhận thức về việc sử dụng sữa, giảm sự phụ thuộc vào nguồn sữa nhập khẩu, góp phần cải thiện và nâng cao trí lực, thể chất của người dân Việt Nam.

Việc áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa như phương pháp quản lý, công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất thế giới của Israel vào điều kiện Việt Nam thay cho cách thức

tại và dự báo nhu cầu trong tương lai của sản phẩm, ước tính mức giá tăng hoặc

giảm từng năm theo thị trường, kết hợp sử dụng số liệu trong quá khứ xét đến cả khả năng bị thay thế bởi sản phẩm khác. Từ đó CBTĐ sẽ đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án, để xác định tính hợp lý về quy mô, cơ cấu dự án.

- Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án nông, lâm nghiệp: CBTĐ đưa nuôi bò sữa thủ công, manh mún hiện nay sẽ tạo ra một bước đột phá lớn trong ngành chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi bò sữa nói riêng.

Dự án là sự khẳng định đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X và Quyết định số 1895/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, thay đổi toàn diện tư duy kinh tế về chăn nuôi bò sữa thủ công, manh mún như hiện nay ở Việt Nam, tạo ra một tư duy, nhận thức mới về phương thức nuôi bò sữa theo phương pháp công nghiệp, tập trung, quy mô lớn qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, để sử dụng một cách triệt để, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đang ngày càng bị bạc màu, hoang hóa, giải phóng sức lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, đặc biệt là ở các vùng miền khó khăn.

Với những lợi thế về khả năng tài chính, hàng năm dự án sẽ mang lại một nguồn thu nhập lớn cho ngân sách Tỉnh nhà thông qua nguồn thu thuế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định an ninh chính trị xã hội.

Như vậy, khi đi vào thâm định sự cần thiết đầu tư của dự án, CBTĐ đánh giá khái quát bằng phương pháp dự báo, phương pháp định tính từ đó chỉ ra được tính khả thi của dự án,đưa ra được cái nhìn tổng quan và chiến lược phát triển của ngành sữa. Dự án được đầu tư thực hiện không chỉ cho nhu cầu phát triển của tỉnh Khánh Hòa mà còn trên toàn quốc. Tuy nhiên trong quá trình thâm định nội dung này

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 105)

w