Đánh giá của đối tượng khảo sát về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125)

7. Kết cấu luận văn

2.3.4 Đánh giá của đối tượng khảo sát về nội dung thẩm định

Bảng 2.18: Kết quả phân tích đánh giá về nội dung thẩm định

Nguôn: Tông hợp và tính toán của tác giả luận văn

Đánh giá về nội dung thẩm định, mức điểm đánh giá cao nhất thuộc về các nội dung thẩm định được sử dụng nhất quán với điểm trung bình 3,89. Tuy nhiên, các nội dung thẩm định lại chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện mọi khía cạnh của dự án ngành nông, lâm nghiệp với điểm trung bình là 3,08; các nội dung thẩm định chưa được xây dựng phù hợp với từng nhóm khách hàng với điểm trung bình là 2,82 và các nội dung thẩm định được tính toán chính xác chỉ được điểm trung bình là 2,60.

2.3.5 Đánh giá của đối tượng khảo sát về phương pháp thẩm định

định là đầy đủ___________________ 9 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm

định là hiện đại__________________ 11 9 3 4 3,51 Valid N (listwise) 11 9

Nguôn: Tông hợp và tính toán của tác giả luận văn

Phương pháp thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp đang được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy mà chưa thực sự sử dụng một số phương pháp phức tạp hơn nhưng lại hiệu quả hơn như phương pháp phân tích Dupont, phương pháp phân tích SWOT hay phương pháp tổng hợp. Điều này dẫn đến hiệu quả khi áp dụng phương pháp là chưa cao, mức điểm trung bình là 3,11. Bên cạnh đó, đánh giá về tính công nghệ, hiện đại trong phương pháp thẩm định cũng nhận được mức đáng giá chưa cao, với mức điểm 3,02, do đó càng cần cải thiện phương pháp thẩm định đang áp dụng hiện nay.

2.3.6 Đánh giá của đối tượng khảo sát về phương tiện thẩm định

1 Tổng dư nợ 36.438 100 41.754 100 48.102 100 55.487 100 2 Dự nợ ngành nông, lâm nghiệp 17.215 47,24 22.528 53,95 23.670 49,21 17.465 31,48

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả luận văn

Thực tế, công tác thẩm định hiện nay cho thấy phương tiên, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định thường là thiết bị máy tính, với một số chi nhánh việc trang bị máy tính là đầy đủ, nhưng tính hiện đại và hoạt động ổn định của các trang thiết bị còn có sự hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung các phương tiện vẫn đảm bảo tương đối về tính đầy đủ và hiện đại. Điều này thể hiện ở mức điểm đánh giá của đối tượng được cho hai nhận định đều đạt mức khá, trên 3,5.

Qua phân tích trên có thể thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp còn có nhiều điểm yếu, nổi bật nhất có thể kể đến là điểm yếu về phương pháp thẩm định, nguồn thông tin, hay điểm yếu về nội dung, phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định, ngoài ra còn có các điểm yếu về sự chuyên môn hóa trong công việc của CBTĐ.

2.4 Đánh giá chung thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngànhnông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á

2.4.1 Kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp

a. về quy mô, tình hình thực hiện thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp

Ngân hàng TMCP Bắc Á là ngân hàng tiên phong trong việc tài trợ vốn đầu tư và tư vấn đầu tư cho các dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Việt Nam. Đến nay, BAC A BANK đã thẩm định rất nhiều DAĐT nói chung và dự án ngành nông, lâm nghiệp nói riêng như dự án chăn nuôi bò sữa, dự án trồng rau sạch, dự án trồng và chế biến dược liệu, dự án phát triển vùng nguyên liệu.. .vv, các dự án này về cơ bản đang hoạt động có hiệu quả, chủ đầu tư thực hiện trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

Cho vay các dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á là các khoản vay dài hạn, đây là các dự án chiếm tỷ trọng cao nhất so với các loại hình DAĐT khác đang tiến hành vay tại Hội sở chính BAC A BANK. Dư nợ cho vay đối với các dự án nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á có sự tăng trưởng qua các năm thể hiện như sau:

Bảng 2.21: Tình hình cho vay dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (2014-2017)

2015 n 7 4

2016 12 9 3

2017 12 8 4

Tổng 44 30 14

Nguồn: Tông hợp sô liệu từ [2], [3]

Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định dự án ngành nông lâm nghiệp tại BAC A BANK đã đạt được những kết quả tốt, số lượng dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp thẩm định trong vòng 4 năm qua như sau:

Bảng 2.22: Số lượng dự án ngành nông, lâm nghiệp được thẩm định

nợ nợ xấu (%) dư nợ Năm 2014 36.4 38 784,92 5 2,1 5 256,970 32,7 4 0,7 0 Năm 2015 41.7 54 292,82 0 0,7 0 79,282 27,0 7 0,1 9 Năm 2016 48.1 02 390,18 8 0,8 1 102,722 26,3 3 0,2 1 Năm 2017 55.4 87 351,61 2 0,6 3 82,237 23,3 9 0,1 5

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Khối Ngân hàng bán buôn - Ngân hàng TMCP Bắc Á

Các dự án được chấp thuận cho vay là các dự án có đầy đủ điều kiện về hồ sơ pháp lý, năng lực thực hiện và bảo đảm có hiệu quả kinh tế. Những dự án đề nghị vay vốn từ chối là do hồ sơ dự án không đầy đủ để thẩm định, chủ đầu tư chưa có đủ năng lực về nguồn vốn cũng như quản lý, hiệu quả tài chính dự án không đáp ứng được yêu cầu và khó có khả năng trả được nợ vay (Chi tiết các dự án nông, lâm nghiệp mà Ngân hàng TMCP Bắc Á tham gia tài trợ vốn và tư vấn đầu tư xem phụ lục của luận văn này).

b. Về tình hình quản trị rủi ro đối với các dự án cho vay ngành nông lâm nghiệp

BAC A BANK đã triển khai nhiều biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng như xây dựng, hoàn thiện các chính sách, quy trình, quy chế tín dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra chéo. Ngoài ra, mở rộng, đa dạng hóa cả hình thức cho vay, theo nhiều đối tượng, ngành nghề khác nhau để phân tán rủi ro nhưng vẫn hướng tới mục tiêu tập trung vào tăng trưởng tín dụng đối với ngành nghề nông, lâm nghiệp, các ngành sản xuất, chế biến và công nghiệp phụ trợ, y tế, giáo dục. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng lên kế hoạch để trích lập quỹ dự phòng theo quy định hiện hành để phòng tránh rủi ro. Dư nợ

xấu qua các năm của ngân hàng TMCP Bắc Á qua các năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.23: Nợ xấu ngành nông, lâm nghiệp tại BAC A BANK (2014-2017)

tỷ đồng và đến năm 2017 con số là 351,612 tỷ đồng, giảm gần 435 tỷ đồng so với năm 2014. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống dưới mức 3% từ năm 2014. Riêng năm 2017, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 0,63%.

Do tỷ trọng dư nợ các dự án ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ toàn ngân hàng nên dư nợ xấu của dự án ngành nông, lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao từ 24%-33% từ năm 2014-2017. Tuy nhiên, dư nợ xấu đã giảm qua các năm, cho thấy công tác quản lý rủi ro của ngân hàng ngày càng phát huy hiệu quả, các dự án đi vào hoạt động có nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng.

c. Về công tác tổ chức thẩm định

Quy trình tổ chức thẩm định DAĐT tại BAC A BANK chặt chẽ, khoa học. Tùy theo đối tượng khách hàng, quy mô dự án mà quy trình thẩm định có sự phù hợp tương ứng. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt Giám đốc Khối Ngân hàng Bán buôn, quy trình thẩm định chỉ được thực hiện tại bộ phận thẩm định tín dụng sau đó chuyển sang bộ phận quản trị rủi ro để tiến hành kiểm tra lại chứng tứ trước khi giải ngân. Đối với các dự án vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc

Khối Ngân hàng Bán buôn (dự án có tổng vốn đầu tư ở mức cao), việc thẩm định sẽ được thực hiện bởi hai bộ phận thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro để đảm bảo dự án được xem xét kỹ lưỡng, an toàn, hiệu quả, còn quyết định phê duyệt tín dụng do Tổng Giám đốc/Hội đồng Tín dụng Hội sở.

d. về quy trình thẩm định

Có thể nói quy trình thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á được tiến hành theo trình tự logic, thống nhất những nội dung cơ bản và được ban hành để thực hiện trên toàn hệ thống ngân hàng. Quy trình thẩm định được thực hiện thống nhất để việc ra quyết định dễ dàng hơn. Sự phối hợp thẩm định giữa các phòng ban chức năng trong quá trình thẩm định nhìn chung đã phát huy được tính độc lập, đồng thời tạo sự thống nhất, hạn chế sự chồng chéo. Các bước thực hiện trong quy trình thẩm định được thực hiện khá bài bản và logic.

e. về nội dung và phương pháp thẩm định

Ve cơ bản, nội dung thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á là tương đối đầy đủ, thể hiện sự đánh giá toàn diện các khía cạch liên quan đến dự án. Đối với các dự án ngành nông, lâm nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn khi thẩm định nội dung thẩm định tài chính dự án thường được chú trọng và được thực hiện một cách chính xác, ít sai sót; nội dung thẩm định yếu tố kỹ thuật đối với DAĐT ngành nông, lâm nghiệp vẫn luôn quan tâm và cố gắng hoàn thiện để thẩm định có hiệu quả và ngày càng sát với thực tế hơn. Vì vậy, chất lượng thẩm định không những được nâng cao mà còn rút ngắn được thời gian thẩm định, tạo sự tiện lợi cho khách hàng.

Khi thẩm định các dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á đã có các phương pháp khá đầy đủ bao gồm: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo.

f. Về điều kiện thẩm định

Ngân hàng TMCP Bắc Á đã nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới, cải tiến máy móc, thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho CTTĐ, nâng cao chất lương TĐDA cũng như

2014 6 4 2

thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Bắc Á. Hệ thống thông tin lưu trữ ngày càng được hoàn thiện, khoa học và nhanh chóng hơn, các phương tiện thông tin liên lạc được trang bị hiện đại và hoàn thiện giúp cho việc cập nhật thông tin dễ dàng và chính xác hơn.

Ngân hàng TMCP Bắc Á có một hệ thống các văn bản quy định thống nhất về thẩm định DAĐT trong hệ thống, đồng thời là các tài liệu hướng dẫn tương đối đầy đủ về thẩm định dự án đầu tư để các CBTĐ dự án tham khảo, thực hiện. Điều này cũng giúp cho việc thẩm dịnh DAĐT nói chung cũng như dự án ngành nông, lâm nghiệp nói riêng đảm bảo đầy đủ nội dung, khoa học.

g. về đội ngũ cán bộ thẩm định

Cán bộ BAC A BANK tại Hội sở chính nói chung cũng như CBTĐ các dự án ngành nông, lâm nghiệp nói riêng là những người có năng lực, được BAC A BANK tuyển dụng theo một quy trình chặt chẽ. Các cán bộ trong phòng tín dụng của hội sở đều có trình độ đại học/ trên đại học, có khả năng làm việc độc lập cao, nắm vững quy định của pháp luật liên quan đến tín dụng đầu tư, thường xuyên tích lũy, học tập, nâng cao trình độ phân tích đánh giá.

Đối với hoạt động thẩm định DAĐT, BAC A BANK thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để CBTĐ cập nhật các thay đổi trong các quy định về thẩm định dự án đầu tư, nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế trong công tác thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp

Trong những năm qua, trên cơ sở định hướng chiến lược tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã đạt được những kết quả khả quan trong việc cho vay các dự án ngành, nông lâm nghiệp khi tạo ra được nguồn thu nhập lớn và ổn định cho ngân hàng, cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hội và cộng đồng, phù hợp với chủ trường, đường lối phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên số lượng các dự án không hiệu quả vẫn chiếm tỷ trọng tương đối.

Bảng 2.24: Số lượng các dự án hoạt động hiệu quả và chưa hiệu quả

2017 8 7 1

nhân khiến cho nợ xấu ngành nông, lâm nghiệp trong vòng 4 năm (2014-2017) vẫn chiếm đến 24% - 33% trên tổng nợ xấu [2], [3]. Điều này cho thấy CTTĐ dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

a. Về nội dung và phương pháp thẩm định

Theo kết quả điều tra khảo sát từ CBTĐ trực tiếp các dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này cho thấy, mặc dù các nội dung được đưa vào tiến hành thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp tại BAC A BANK là khá đầy đủ, tuy nhiên việc thẩm định các nội dung cụ thể nhiều khi chưa được thực hiện một cách chi tiết, độc lập với dự án do doanh nghiệp lập dẫn tới việc phân tích không sâu, không đánh giá hết các rủi ro... Về thẩm định khía cạnh thị trường, do hạn chế về mặt thông tin nên khía cạnh thị trường trong công tác thẩm định cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá nặng về cảm tính. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án, đối với một số dự án ngành nông, lâm nghiệp có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, nội dung thẩm định còn chưa đạt hiệu quả và phù hợp với thực tế do CBTĐ còn hạn chế về mặt kinh nghiệm chuyên môn. Như đối với các dự án Ngân hàng TMCP Bắc Á tham gia tài trợ vốn đầu tư vào ngành sản xuất sữa, các dự án này đều áp dụng khoa học công nghệ Israel, CBTĐ

chưa có kinh nghiệm đánh giá cụ thể dây chuyền công nghệ này, công nghệ áp dụng tại Việt Nam phù hợp và chưa phù hợp ở khía cạnh nào. Kiến thức về xây dựng hệ thống chuồng trại, nhà máy, chế biến thức ăn chăn nuôi... ngành sữa là vô cùng phức tạp, để nắm vững nội dung này trong công tác thẩm định là vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định chưa nhận thức đúng đắn mức độ quan trọng của các nội dung đánh giá dẫn tới bỏ qua việc đánh giá kỹ lưỡng một hoặc một vài nội dung rất quan trọng đối với dự án. Qua nghiên cứu tờ trình thẩm định các dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Phòng Tín dụng Đầu tư và Tài trợ dự án, Khối Ngân hàng Bán buôn, BAC A BANK, đối với dự án chăn nuôi, hay chế biến ngành nông, lâm nghiệp nội dung thẩm định về ảnh hưởng tới mức độ ô nhiễm môi trường, đất đai, nguồn nước chưa thực sự đi sâu, đánh giá tác động lâu dài. CBTĐ mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ảnh hưởng trước mắt và chưa đưa ra biện pháp phòng ngừa hay cách khắc phục nếu dự án gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng.

CBTĐ đã sử dụng đa dạng các phương pháp trong quá trình thẩm định, tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp nhưng còn mang tính hình thức, dập khuôn. Chẳng hạn khi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu thì thường chỉ lấy ít đối tượng để so sánh, hoặc trong sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy thì đưa mức biến động chưa phản ánh hết sự biến động trong thực tế. Phương pháp dự báo còn mang tính định tính nhiều và thiên về kết quả dự báo sẵn có của chủ đầu tư đưa ra, bộ nông nghiệp, các cơ quan ban ngành.mà không trực tiếp điều tra thu thập thông

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125)

w