7. Kết cấu luận văn
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại khác, các
các chủ đầu tư
3.3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại khác
Để hỗ trợ các NHTM trong việc TĐDA vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cần:
- Cụ thể hoá luật ngân hàng để CBTĐ có thể vận dụng hiệu quả và chính xác hơn, tránh việc không hiểu chính xác, áp dụng sai dẫn đến những rủi ro hoặc bất cập trong việc giải quyết các vấn đề khi có xung đột xảy ra làm giảm hiệu quả hoạt động. Tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tệ, an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống NHTM.
- Tăng cường hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định, phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định. Nhờ đó, các cán bộ thẩm định có thể học tập kinh nghiệm, trao đổi và cùng tìm cách giải quyết vấn đề nan giải. Tổ chức các lớp học với các chuyên gia đến từ các Ngân hàng nước ngoài thành công trong lĩnh vực tài trợ dự án hoặc các chuyên gia của World Bank để nâng cao nghiệp vụ. Hàng năm tổ chức những hội thảo chia sẽ kinh nghiệm toàn ngành để các NHTM có thêm sự hiểu biết và hợp tác hoạt động thẩm định.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống cung cấp thông tin của Ngân hàng nhà nước. NHNN cần đề cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC). Những thông tin của chúng ta nay hiện chưa đáp ứng được yêu
cầu của các NHTM trong bối cảnh quy mô, tính phức tạp, độ rủi ro của các hoạt động đầu tư ngày càng tăng. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước rất cần hoàn thiện nội dung và phát huy chất lượng thông tin của CIC để phục vụ cho công tác thẩm định DAĐT nói chung và dự án ngành nông, lâm nghiệp nói riêng.
- Ngoài ra, NHNN có thể yêu cầu các ngân hàng thành viên thực hiện hình thức trao đổi thông tin, tức là ngân hàng thành viên nào muốn được khai thác thông tin thì phải thường xuyên cung cấp thông tin về tín dụng, thị trường và doanh nghiệp một cách đảm bảo và chính xác mà các NHTM có thể chủ động tự liên hệ.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để kịp thời phát hiện sai phạm và điều chỉnh kịp thời để tránh rủi ro và an toàn cho toàn hệ thống.
- Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm toàn ngành, để tăng cường trao đổi, hợp tác, phối hợp giữa các ngân hàng với nhau bởi vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng, sự hợp tác này sẽ nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư trong toàn hệ thống.
3.3.2.2 Kiến nghị với Chủ đầu tư
Trong quá trình thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp thì chất lượng thông tin do chủ đầu tư cung cấp rất quan trọng, bao gồm các thông tin về khả năng tiềm lực của công ty, về dự án vay vốn,... Do đó, phía chủ đầu tư cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thẩm định DAĐT của ngân hàng vì chủ yếu CBTĐ dựa trên các thông tin chủ đầu tư cung cấp để thẩm định dự án. Nếu thông tin khách hàng cung cấp có độ chính xác cao sẽ hạn chế rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định vay vốn. Vì vậy, để công tác thẩm định DAĐT tại ngân hàng đạt được hiệu quả, thì chủ đầu tư cần:
- Trung thực trong việc cung cấp thông tin đặc biệt là những thông tin như tình hình sản xuất kinh doanh, các BCTC, tình hình tổ chức nhân sự, tình hình quản lý của doanh nghiệp...Các báo cáo này cần tuân thủ các quy định về kế toán, kiểm toán của Nhà nước để đảm bảo tính minh bạch và lành mạnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tìm hiểu, nghiên cứu chi tiết, cẩn trọng trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án tránh tình trạng đầu tư sai. Hồ sơ vay vốn do chủ đầu tư lập cần chi tiết, khoa học, đầy đủ để tạo điều kiện cho CTTĐ thuận lợi, nâng cao chất lượng thẩm định.
- Chủ đầu tư cần tuân thủ các thủ tục, quy định của ngân hàng đúng các cam kết đã ký với ngân hàng. Thực hiện đúng mục đích vay vốn, hoàn thành đúng tiến độ dự án, cần tích cực chủ động kết hợp với ngân hàng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Ket luận chương 3:
Trong nội dung chương 3, trên cơ sở những lý luận cơ bản về dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp, thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp trong chương 1, cùng những phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á trong chương 2 và các định hướng trong hoạt động cho vay, thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và tại các NHTM nói chung.
Các giải pháp cụ thể được đưa ra như: hoàn thiện quy trình thẩm định, hoàn thiện nội dung thẩm định, hoàn thiện phương pháp thẩm định, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định, nâng cao chất lượng thông tin, cải thiện môi trường làm việc và đổi mới công nghệ phục vụ công tác thẩm định,.. .Sau đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước, các NHTM,. để đảm bảo các giải pháp có thể được thực hiện khả thi.
KẾT LUẬN
•
Thẩm định dự án đầu tư là công tác có nội dung và quy trình phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của CBTĐ, vào nội dung quy trình thẩm định, trang thiết bị công nghệ, thông tin, cách thức tổ chức quản lý, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế...Đối với những DAĐT ngành nông, lâm nghiệp, khác với dự án khác do vốn đầu tư lớn, có nhiều chủ thể liên quan, chịu ảnh hưởng trực tiếp cùa điều kiện tự nhiên, môi trường, độ rủi ro cao nên việc xảy ra những bất cập, tiêu cực trong quá trình thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra mà ngân hàng phải đối mặt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng mà còn cần sự hợp tác chặt chẽ của Bộ ngành liên quan.
Qua thời gian nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, đề tài tốt nghiệp “Thẩm định dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” đã được hoàn thành như mục tiêu đề ra. Đề tài đã phần nào khái quát công tác tổ chức thẩm định, quy trình, phương pháp và nội dung thẩm định DAĐT thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng. Để từ đó thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á. Luận văn đã hoàn thành một số nội dung cơ bản như sau:
- Khái quát được lý luận chung về thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp của Ngân hàng thương mại.
- Trình bày và phân tích thực trạng thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á giai đoạn 2014-2017, đưa ra các ví dụ dự án cụ thể từ đó đánh giá được kết quả đồng thời chỉ ra những hạn chế cần giải quyết và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp. Đồng thời luận văn cũng nêu ra những kiến nghị với Nhà
nước, các bộ ngành liên quan; kiến nghị với NHNN, các ngân hàng TMCP khác, chủ đầu tư.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp nhằm tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và hiệu quả cho dự án của doanh nghiệp là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Mặt khác, do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế, trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như hạn chế về thời gian và số liệu nghiên cứu nên không tránh khỏi những bất cập và thiếu sót. Trong luận văn này, tôi chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng, bên cạnh phía ngân hàng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các doanh nghiệp vay vốn đầu tư ngành nông, lâm nghiệp; cùng sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các Bộ ngành có liên quan.
2. BAC A BANK (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 3. BAC A BANK (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
4. BAC A BANK (2013), Quy trình cho vay ban hành kèm theo quyết định số: 650 /2013/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 2013, Hà Nội.
5. BAC A BANK (2014), Báo cáo thẩm định Dự án Nhà máy chế biến gỗ tỉnh Nghệ An, Hà Nội.
6. BAC A BANK (2015), Báo cáo thẩm định Dự án Xử lý phân bò và nước thải,
Hà Nội.
7. BAC A BANK (2014), Báo cáo thẩm định Dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững tại tỉnh Nghệ An, Hà Nội.
8. BAC A BANK (2015), Báo cáo thẩm định Dự án vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Hà Nội.
9. BAC A BANK (2014), Báo cáo thẩm định Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Quyết định 738/QĐ-BNN- KHCN.
11. Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường Xanh TH (2015), Báo cáo đầu tư Dự án Xử lý nước thải và phân bò, Nghệ An.
12. Công ty Cổ phần Dược liệu TH (2014), Báo cáo đầu tư Dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững tại tỉnh Nghệ An, Hà Nội.
13. Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nguyên liệu TH vùng Đông Bắc Nghệ An (2015), Báo cáo đầu tư Dự án vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Nghệ An.
tài chính, Hà Nội.
16. Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (2016), Báo cáo đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa, Hà Nội.
17. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
18. Chính phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
19. Lê Văn Dũng (2012), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
20. GS.TS.Phước Minh Hiệp, TH.S.Lê Thị Vân Đan (2007), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Lao động, Hà Nội.
21. NGƯT., TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
22. Nguyễn Quang Huy (2014), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành xây dựng của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội CN Tây Hà Nội giai đoạn 2014-2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
23. Ngân hàng Nhà nước (2017), Quyết định 813/QĐ-NHNN.
24. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2010), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
25. Nguyễn Bạch Nguyệt (2014), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
26. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Plenn PJenkins & Arnold C.Haberger (2012), Thẩm định đầu tư phát triển,
32. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
33.Vũ Công Tuấn (2010), Giáo trình Quản Trị Dự Án - Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
34. Lưu Quỳnh Trang (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
35. Phan Thị Huyền Trang (2016), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
1. Dự án “Chăn nuôi Bò sữa và Chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” tại tỉnh Khánh Hòa
Dự án ứng dụng công nghệ cao tiên tiến của Israel và các nước Châu Âu trong quá trình từ trồng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa, quản lý đàn bò cho sữa cho đến quá trình chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Mục tiêu của dự án:
- Khẳng định đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; lần đầu tiên đưa quy trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô lớn với các phương pháp quản lý, kỹ thuật hiện đại và tiên tiến nhất thế giới vào điều kiện Việt Nam;
- Thay đổi toàn diện tư duy kinh tế trong tổ chức và chăn nuôi bò sữa thủ công, manh mún hiện nay ở Việt Nam, tạo ra một tư duy mới, nhận thức mới về phương thức nuôi bò sữa theo phương pháp công nghiệp, tập trung, quy mô lớn;
- Dự án với quy mô lớn về đàn bò và công suất lớn của nhà máy chế biến sữa sẽ cung cấp một lượng lớn sữa tươi nguyên chất có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hiện nay đang thiếu hụt của xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao trí lực và thể chất của người dân Việt Nam;
- Hàng năm dự án sẽ mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh nhà thông qua nguồn thu thuế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đã bạc màu, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định an ninh chính trị xã hội của tỉnh nhà và trên phạm vi toàn quốc.
2. Dự án “Xử lý phân bò và nước thải tại tỉnh Nghệ An”
Hưởng ứng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước với mục đích đẩy mạnh phong trào sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng ô
và nước thải” tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Dự án là một hướng đầu tư mới về phát triển nông nghiệp nông thôn, một hướng đi mang tính bền vững, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân và phồn vinh cho xã hội.
Mục tiêu dự án
Dự án xử lý phân bò và nước thải ra đời sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Thứ nhất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp và công nghệ tiên tiến trên thế giới;
- Thứ hai, góp phần giảm thải hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu;
- Thứ ba, dự án sẽ cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ, phân vi sinh cho nông nghiệp;
- Tạo ra một bước đột phá lớn trong ngành chăn nuôi thông qua một mô hình sản xuất khép kín, có sự liên kết giữa các khâu;
- Dự án sẽ mang lại một nguồn thu nhập lớn cho ngân sách Tỉnh nhà thông qua nguồn thu thuế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định an ninh chính trị