Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 152 - 155)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định

Trong thẩm định dự án nói chung và TĐDA ngành nông, lâm nghiệp nói riêng, yếu tố con người luôn quyết định chất lượng thẩm định. Do đó, CBTĐ cần phải luôn tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn đồng thời rèn luyện đạo đức nghề nghiệp đáp ứng được những yêu cầu trong thẩm định dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp đặt ra. Thường xuyên theo dõi, đánh giá dự án trước, trong và sau khi DAĐT đi vào thực hiện.

Ngoài sự tự vận động của CBTĐ, Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng cần có các định hướng, chính sách cụ thể, thiết thực hơn trong việc quan tâm đầu tư năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định dự án đầu tư. Để làm được điều này, Ngân hàng cần:

• Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ

Ngân hàng cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài thông qua lương thưởng, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến.. .Ngoài tuyển dụng cán bộ tốt nghiệp các trường

khối ngành tài chính, kinh tế nên tuyển chọn thêm nhân lực có kinh nghiệm về thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án. Có thể lựa chọn những cán bộ đã có kinh nghiệm, năng lực ở các bộ phận khác như giao dịch viên, kinh doanh ngoại tệ, Thanh toán để đào tạo, bổ sung lực lượng cho đội ngũ cán bộ thẩm định.

• Xây dựng chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phù hợp

Hoạt động tín dụng nói chung và CTTĐ dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp nói riêng đòi hỏi CBTĐ phải cập nhật thường xuyên các kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức tổng hợp khác về pháp lý, kinh tế xã hội, do đó Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia những khóa đào tạo nâng cao về TĐDA nói chung và dự án ngành nông, lâm nghiệp nói riêng. Các khóa đào tạo cần được thiết kế theo nhiều cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu để phù hợp với mỗi CBTĐ.

- Nội dung đào tạo: đào tạo về kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề thẩm định, phân tích TCDN, tính toán hiệu quả đầu tư, kỹ năng phân tích rủi ro dự án, kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc và khai thác, tìm kiếm thông tin từ khách hàng,...

- Đối tượng đào tạo: nhân viên mới vào làm, cán bộ thẩm định đang làm việc tại ngân hàng, các vị trí quản lý cấp phòng, ban, trung tâm,...

- Phương pháp và hình thức đào tạo:

+ Đối với nhân viên mới: tổ chức các lớp đào tạo do chính CBTĐ đã có kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng giảng dạy giúp cho nhân viên mới có cái nhìn tổng quan, cũng như có được các kiến thức cơ bản về pháp luật, quy trình, nội dung thẩm định, các bước để thẩm định một dự án đầu tư, ví dụ về một số dự án cụ thể đã thực hiện để nhân viên mới dễ tiếp cận và làm việc. Ngoài ra, với nhân viên mới, cách đào tạo bồi dưỡng CBTĐ tốt nhất là đào tạo bằng chính công việc. Khi thẩm định các dự án ngành nông, lâm nghiệp có tính chất phức tạp và đa dạng cao thì cần có hai cán bộ cùng thực hiện, một cán bộ chịu trách nhiệm chính, một cán bộ mới cùng tham gia. Qua thực tế kết hợp nền tảng kiến thức của mình, các CBTĐ mới sẽ có thể nắm bắt nhanh hơn kỹ năng phân tích, TĐDA đầu tư ngành nông, lâm nghiệp.

+ Đối với các CBTĐ hiện đang làm việc tại ngân hàng: tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các lớp tập huấn này có thể do chính các

lãnh đạo cấp cao (các phó tổng giám đốc, giám đốc các Khối hội sở,..) hoặc mời các chuyên gia kinh tế, tài chính từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, giảng viên các trường đại học có uy tín như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính,... về giảng dạy.

+ Đối với các vị trí quản lý cấp phòng, ban, trung tâm: tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý hoặc cử đi đào tạo theo các chương trình đào tạo trong nước hoặc nước ngoài tùy theo vị trí và trình độ của cấp quản lý có thể đáp ứng được.

+ Ngoài ra, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm cho vay, thẩm định dự án đầu tư,.. .chú trọng đến các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng, kỹ năng phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư. Đồng thời kết hợp việc đi thực tế trong quá trình học để giúp CBTĐ có đánh giá thực tế và ứng dụng được những kiến thức được đào tạo.

• Có chế độ đãi ngộ thích hợp

Tăng kinh phí cho công tác thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp, như kinh phí đi lại, điện thoại, công tác phí, kinh phí tìm kiếm thông tin,. vì thực tế CBTĐ mới chỉ tác nghiệp trên giấy tờ là chủ yếu mà chưa có điều kiện xuống cơ sở doanh nghiệp kiểm tra thực tế do vấn đề kinh phí hạn hẹp.

Có chế độ khen thưởng kịp thời để thúc đẩy sự phấn đấu của mỗi CBTĐ. Đối với những dự án mà công tác thẩm định nhanh, hiệu quả cao, dự án hoạt động tốt thì cán bộ cần được khen thưởng xứng đáng theo quý, theo năm, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo tổng dư nợ dự án cho vay hoạt động tốt,... Hàng năm nên có danh hiệu thi đua cho cán bộ xuất sắc để các CBTĐ nói riêng và các cán bộ của Ngân hàng nói chung lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

Đối với các cán bộ thẩm định mà không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử phạt. Ngân hàng cần có những biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với các hành vi tiêu cực trong công tác thẩm định. Đồng thời, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho CBTĐ thông qua các hình thức tuyên truyền, nêu gương trong thưởng phạt.

• Giám sát cán bộ thường xuyên hơn

Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho CBTĐ. CBTĐ là người trực tiếp thẩm định và đưa ra kết quả đánh giá cho vay nên cần phải có trách nhiệm, trung thực và tôn trọng nghề nghiệp của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, giáo dục cán bộ tự giác rèn luyện tư tưởng đạo đức thông qua các phong trào đoàn thể.

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 152 - 155)