Quy trình thẩm định DAĐT ngành nông,lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3 Quy trình thẩm định DAĐT ngành nông,lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP

CBTĐ đã tiến hành TĐDA đầu tư ngành nông, lâm nghiệp theo đúng quy trình ngân hàng đề ra. Cụ thể, các bước chính của quy trình thẩm định một dự án vay vốn đầu tư ngành nông, lâm nghiệp tại ngân hàng CBTĐ thường tiến hành như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định DAĐT ngành nông, lâm nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á

Nguồn: Quy trình cho vay ban hành kèm theo quyết định số: 650 /2013/QĐ ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng TMCP Bắc Á

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, tiến hành kiểm tra, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng, CBTĐ sẽ trực tiếp trao đổi với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn được nộp cho phòng Phòng Tín dụng đầu tư và tài trợ dự án. CBTĐ sẽ kiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ về cả khách hàng vay vốn và dự án vay vốn. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, sẽ yêu cầu khách hàng giải trình, bổ sung. Nếu hồ sơ, tài liệu đã hợp lý, đầy đủ, thì CBTĐ tiến hành tổng hợp chúng để chuẩn bị cho bước tiếp theo của quy trình.

Bước 2: Tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn

Sau khi hồ sơ vay vốn được xem là hợp lệ, thì CBTĐ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn dựa trên những tài liệu, hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Trên cơ sở đó đánh giá về năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình bố trí, tổ chức lao động ở doanh nghiệp, tình hình quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.

Thẩm định khách hàng là bước trước khi tiến hành TĐDA vay vốn.

Bước 3: Tiến hành thẩm định dự án vay vốn

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định về dự án đầu tư trên mọi khía cạnh của dự án: từ pháp lý của dự án, đến thị trường, khía cạnh KT- XH, kỹ thuật của dự án, tổ chức quản lý thực hiện dự án, tài chính và rủi ro của dự án. Đặc biệt tập trung phân tích, đánh giá, thẩm định về khía cạnh hiệu quả tài chính, thẩm định rủi ro (bao gồm cả rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng) và khả năng trả nợ của dự án.

Sau khi mọi phương diện đều được thẩm định xong, CBTĐ sẽ lập tờ trình, báo cáo thẩm định và trình lãnh đạo Khối quản lý rủi ro.

Bước 4: Khối Quản lý rủi ro xem xét, đánh giá lại

Đây là bộ phận có trách nhiệm thẩm định lại một lần nữa đối với khoản vay có giá trị trên 5 tỷ đồng. Thẩm định lại các nội dung có trong Tờ trình thẩm định cấp tín dụng đối với một khách hàng. Trong phần thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ tái thẩm định phải nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với đề xuất của bộ phận thẩm định tín dụng.

Bước 5: Phê duyệt tín dụng

Tùy thuộc vào đơn vị cho vay là Hội sở chính, Chi nhánh hoặc phòng giao dịch mà người phê duyệt tín dụng sẽ khác nhau. Thông thường cho vay theo dự án là các khoản vay có số tiền lớn, việc thẩm định cấp tín dụng đối với dự án phức tạp thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thường do Khối Ngân hàng Bán buôn trực thuộc Văn phòng Hội sở tiến hành thực hiện. Do đó, Giám đốc Khối Bán buôn sẽ người là phê duyệt đề xuất cấp tín dụng tại bộ phận thẩm định tín dụng. Giám đốc Khối Quản lý rủi ro sẽ phê duyệt để xuất cấp tín dụng tại bộ phận tái thẩm định. Cấp phê

Thẩm định chi tiết: CBTĐ tiến hành thẩm định một cách cụ thể, khách quan

từng nội dung của dự án ngành nông, lâm nghiệp từ điều kiện pháp lý, sự cần thiết đầu tư đến các nội dung như thị trường, kỹ thuật công nghệ, tài chính của dự án.. .Mỗi nội dung thẩm định được CBTĐ đưa ra đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận đồng ý hay sửa đổi, bổ sung.

Phương pháp này được CBTĐ xem như là cách thức thẩm định dự án đầu tư vay vốn nói chung và dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp nói riêng.

duyệt cấp tín dụng cuối cùng là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt cao hơn: Tổng Giám đốc/Hội đồng tín dụng Hội sở phê duyệt theo quy định

Đối với các dự án ngành nông, lâm nghiệp, do giá trị đầu tư cũng như số tiền đề nghị được vay thường là rất lớn. Quy trình thẩm định các dự án ngành nông, lâm nghiệp thông thường phải được tiến hành thông qua hai bộ phận chính là bộ phận thẩm định tín dụng thuộc Khối ngân hàng Bán buôn và bộ phận quản lý rủi ro thuộc Khối Quản lý rủi ro. Tương ứng với mỗi bộ phận có cấp phê duyệt riêng. Cụ thể, bộ phận quan hệ khách hàng trình lãnh đạo phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đề xuất giải ngân dự án. Sau đó dự án được tiếp tục thẩm định tại bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận này sẽ lập báo cáo thẩm định rủi ro dự án và trình cấp có thẩm quyền phụ trách bộ phận mình xem xét phê duyệt. Dự án được phê duyệt tại hai bộ phận thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro sẽ được chuyển qua các bộ phận tác nghiệp để giải ngân cho khách hàng.

Như vậy, về cơ bản việc áp dụng quy trình thẩm định DAĐT đã theo đúng nguyên tắc đề ra tại ngân hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn các CBTĐ các dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp chỉ dừng lại việc lựa chọn các CBTĐ có kinh nghiệm thẩm định lâu năm mà chưa có sự phân công cụ thể các nhóm chuyên sâu thẩm định trong công tác thẩm định dự án ngành nông, lâm nghiệp. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu 1356 thẩm định dự án đầu tư ngành nông lâm nghiệp tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w