Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1348 thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 117)

- Thuờng xuyên quảng cáo, tuyên truyền các hình thức TT KDTM cũng nhu những tiện ích của nó trên các phuơng tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết và sử dụng, đặc biệt là thẻ Ngân hàng, phải làm sao cho tất cả mọi nguời hiểu đuợc sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ thay vì lâu nay họ đã quen sử dụng bằng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày.

- Để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán của toàn hệ thống cũng nhu của NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm, NH TMCP CTVN Việt Nam cần hỗ trợ Chi nhánh về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ NH. Ngân hàng cần rút kinh nghiệm của những chi nhánh đi truớc, NH TMCP CTVN phải chú trọng đến việc chăm lo bồi duỡng đội ngũ cán bộ để khi họ tham gia vào chuơng trình hiện đại hóa ngân hàng, họ đã là những cán bộ chuyên gia đuợc trang bị đầy đủ kiến thức về chuơng trình mới, giỏi

về chuyên môn, thông thạo về vi tính ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức tốt, có như vậy cán bộ mới có khả năng tiếp nhận ngay khi vận hành những công nghệ mới đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

- Đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, phát triển các điểm đặt thiết bị tự động đáp ứng nhu cầu tự phục vụ của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn trình bày một số giải pháp phát triển hoạt động TT KDTM tại NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

- Định hướng hoạt động kinh doanh và phát triển hoạt động TT KDTM tại NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm: tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, củng cố quan hệ với khách hàng, hoàn thiện chương trình hiện đại hoá, tăng cường đào tạo cán bộ.

- Các giải pháp phát triển hoạt động TT KDTM tại NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm: thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng, khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục, nâng cao năng lực trình độ cho các cán bộ ngân hàng. Các giải pháp đối với các hình thức TT KDTM: Séc, UNT, UNC, và Thẻ thanh toán.

- Một số kiến nghị: đối với Chính Phủ, đối với NHNN, đối với NH TMCP CTVN.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua công tác TT KDTM đã khẳng định đuợc tầm quan trọng của nó trong quá trình thanh toán giữa các đơn vị kinh tế cũng nhu trong toàn bộ quá trình luu thông tiền tệ của nền kinh tế. Các công cụ TT KDTM đã dần trở nên quen thuộc với mọi nguời, nó đã góp phần không nhỏ vào những thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với những uu điểm thuận lợi, nhanh chóng an toàn, các công cụ này đã làm tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn giảm thời gian ứ đọng vốn của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình luu thông hàng hoá dễ dàng thông suốt, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Đồng thời giúp NH tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình luu thông tiền tệ. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của Nhà nuớc và chính sách tiền tệ quốc gia, kiềm chế lạm phát, tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế nuớc ta đang có nhiều cơ hội hoà nhập và giao luu với các nuớc trong khu vực và trên thế giới, hoạt động NH trong nuớc không những ngày càng tăng tính cạnh tranh lẫn nhau, mà còn phải gặp sự cạnh tranh của các NH liên doanh và NH nuớc ngoài.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và nhanh chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới, ngành NH nuớc ta phải không ngừng hoàn thiện các hình thức TT KDTM tạo ra các sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng.

Khi nền kinh tế càng tăng truởng, sẽ kéo theo nhu cầu thanh toán ngày càng lớn đặc biệt là nhu cầu TT KDTM, đòi hỏi ngành NH phải triệt để áp dụng công nghệ tin học vào thanh toán cũng nhu hoàn thiện các hình thức thanh toán nhằm đẩy mạnh tốc độ thanh toán thực hiện mục tiêu thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

Kiếm tôi đã được tiếp cận phần nào với nghiệp vụ thanh toán nói chung và TT KDTM nói riêng, qua đó phần nào đã rút ra được các ưu, nhược điểm của các hình thức TT KDTM từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể có kèm theo các giải pháp chi tiết cho từng vướng mắc tại NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng như các bất cập về các văn bản luật đối với Chính Phủ, NHNN, NH TMCP CTVN nhằm mở đường cho công tác TT KDTM đi vào cuộc sống và phổ cập trong mọi tầng lớp dân cư.

TT KDTM là một vấn đề thực sự nan giải và phức tạp, vì vậy với 03 chương của luận văn để giải quyết một vấn đề lớn như vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của thầy cô giáo, những người làm công tác điều hành thực tiễn, Ban lãnh đạo NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm và các cán bộ kế toán để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy việc TT KDTM tại NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng và trên hệ thống NH nói chung.

[1] GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Nguyên lý và nghiệp vụ ngân

hàng thương mại, Học viện Ngân hàng - NXB Thống kê.

[2] Th.s Đinh Đức Thịnh và Th.s Nguyễn Hồng Yến (2011), Kế toán

Ngân hàng, Học viện Ngân hàng - NXB Thống kê.

[3] Các báo cáo của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

- Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012 đến năm 2014.

- Báo cáo công tác huy động vốn - sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến năm 2014.

- Báo cáo nghiệp vụ thanh toán của NH TMCP CTVN - Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012 đến năm 2014.

[4] Văn bản pháp lý

- Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

- Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Nghị định 101/2012/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt

- Quy chế Cung ứng và Sử dụng Séc của NHNN ban hành ngày 11/07/2006

* Các bài báo

[5] TS Trịnh Thanh Huyền (2015), “Giải pháp phát triển thanh toán

không dùng tiền mặt”, Trường Đào tạo &PTNNL VietinBank.

[6] ThS Trịnh Thanh Huyền (2011), “Phát triển thanh toán không dùng

Thời báo Ngân hàng.

[8] Ths. Mai Thị Quỳnh Như (2014), “Thanh toán không dùng tiền mặt

tại Việt Nam””, Khoa Kế toán - Đại học Duy Tân.

[9] Nguyễn Thị Phước (2014), “Phát triển hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt””, Tạp chí Ngân hàng.

[10] TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “ Vai trò của công nghệ ngân

hàng trong chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011-2020””, Tạp chí

Ngân hàng số 13/2010.

[11] Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn tiến sỹ, Học viện Chính

Một phần của tài liệu 1348 thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w