Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 44)

Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều phải nghiên cứu và đưa ra các công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động. Một số công cụ chính được sử dụng để quản trị rủi ro hoạt động của một ngân hàng thương mại có thể kể đến như sau:

a. Chính sách tín dụng:

Nội dung của chính sách tín dụng bao gồm:

- Quy định về những ngành, lĩnh vực tài chính cho hoạt động tín dụng. - Quy định về danh mục tín dụng và quản lý chất lượng danh mục tín dụng.

- Quy định về giới hạn cấp tín dụng và chính sách tín dụng đối với từng

ngành, từng nhóm đối tượng khách hàng.

- Quy định về tiếp nhận, chỉ dẫn, kiểm tra, thẩm định và ra phán quyết tín dụng đối với từng hồ sơ vay vốn.

- Quy định về mức lãi suất và các điều hiện hoàn trả nợ vay.

- Quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng trong đơn vị và với từng

cá nhân.

- Quy định về việc rà soát, phân tích, xử lý các khoản tín dụng, các danh mục tín dụng có vấn đề.

- Quy định về việc sử dụng và xử lý tài sản đảm bảo.

- Quy định về nội dung xử phạt hay khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc cấp tín dụng.

- Quy định về việc áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hoá danh mục tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo hiểm tiền gửi.

26

về phương diện quản trị, một quy trình tín dụng hợp lý mang lại nhiều ý nghĩa như:

Thứ nhất là cơ sở để xây dựng các phòng ban, bố trí cán bộ, phối hợp hoạt động các phòng ban; đánh giá việc thực hiện nguyên tắc, quy định và đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng ban, các cán bộ.

Thứ hai là cơ sở để cán bộ ngân hàng ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình cũng như mối quan hệ với các đồng nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân và nhóm.

Thứ ba là giúp ngân hàng phát hiện, điều chỉnh những điểm không phù hợp của chính sách cũng như quy trình tín dụng.

Thứ tư là giúp ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các hoạt động của mình và với các quy định của cơ quan quản lý, pháp luật.

c. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng

Các ngân hàng áp dụng một số mô hình trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được theo các mô hình như:

• Mô hình định tính: Mô hình 5C, 6C

- Mô hình 5C bao gồm các tiêu chí là Character (tính chất, đặc điểm, tư cách pháp lý của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp); Capacity (năng lực, khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp); Capital (tình hình vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp); Collateral (tài sản bảo đảm); Conditions (các điều kiện khác như vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp).

- Mô hình 6C cập nhật và bổ sung một số yếu tố so với mô hình 5C. Cụ thể, bên cạnh các yếu tố khác giữ nguyên, mô hình này điều chỉnh yếu tố Capital/cash flow (tình hình tài chính, lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp) và thêm tiêu chí Control (kiểm soát các quy định liên quan đến khoản cấp tín dụng).

Aaa Nợ có chất lượng cao nhất, với rủi ro tín dụng thấp nhất.

Aa

Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức này được đánh giá là có chất lượng cao và có rủi ro tín dụng rất thấp.

A

Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức A được xem là có chất lượng trên trung bình và có rủi ro tín dụng thấp.

27

• Mô hình định lượng: Mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s.

- Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay. Trị số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z được cải thiện.

- Mô hình xếp hạng của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay. Moody’s đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.

Quy trình đánh giá của Moody’s

Bước 1: Thu thập thông tin cho đến khi đầy đủ để đánh giá rủi ro của bên nắm giữ nợ hay mua chứng khoán, bao gồm cả việc thảo luận với bên đi vay.

Bước 2: Đưa ra kết luận trước hội đồng xếp hạng.

Bước 3: Theo dõi liên tục để quyết định xem có cần thay đổi mức xếp hạng hay không.

Bước 4: Thông báo quan điểm xếp hạng ra thị trường. 28

Baa

Nghĩa vụ nợ này có rủi ro tín dụng vừa phải, chất lượng trung bình và có thể có một số đặc điểm mang tính đầu cơ.

Ba

Nghĩa vụ nợ xếp hạng Ba được đánh giá có các đặc tính đầu cơ cao và có rủi ro tín dụng đáng kể.

B

Với mức xếp hạng B, nghĩa vụ nợ được xem mang tính đầu cơ cao và có rủi ro tín dụng cao.

Caa

Nghĩa vụ nợ xếp hạng Caa được đánh giá có chất lượng xấu và chịu rủi ro tín dụng rất cao.

Ca

Đây là những nghĩa vụ nợ có tính đầu cơ rất cao và có thể đã, hoặc gần, không thể thanh toán/vỡ nợ (default), nhưng vẫn còn khả năng thu hồi vốn gốc và lãi.

C

Đây là mức xếp hạng thấp nhất và thường là các nghĩa vụ nợ đã mất khả năng thanh toán (default) và chỉ còn rất ít khả năng thu hồi vốn gốc và lãi.

MỨC ĐẦU Tư

AAA

Mức cao nhất trong thang xếp hạng của S&P, thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cực kỳ vững chắc

AA Thấp hơn mức AAA, nhưng vẫn thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính rất vững chắc.

- Mô hình xếp hạng của Standard & Poor’s

Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tố là khả năng khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vay thỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mượn; bản chất của khoản vay mượn; khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấu hoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnh hưởng đến bên đi vay.

29

Bảng xếp hạng của S&P chia thành 2 cấp độ: Mức đầu tư (Investment grade): Từ AAA đến BBB; và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond): Từ BB, đến C.

A

Mức đánh giá A cho thấy dễ bị ảnh hưởng trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh hơn các mức cao hơn. Tuy nhiên, khả năng người đi vay đáp ứng được các cam kết nghĩa vụ tài chính vẫn rất lớn.

BBB

Khoản nợ được đánh giá với mức BBB thể hiện mức độ chủ nợ được bảo vệ đủ mạnh. Tuy nhiên, trong các tình huống thay đổi hay môi trường kinh doanh biến động bất lợi, khả năng người đi vay đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính có thể bị suy giảm

MỨC KHÔNG

ĐẦU Tư BB

Khoản nợ đánh giá với mức BB ít có khả năng vỡ nợ hơn các khoản nợ mang tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặt với các bất ổn liên tục, bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ

tài chính.

B

Khoản nợ được đánh giá với mức B có nhiều khả năng bị vỡ nợ hơn BB, nhưng hiện tại người đi vay vẫn đang có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng để hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính

CCC

Khoản nợ được đánh giá với mức CCC hiện rất dễ bị vỡ nợ, và phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh, kinh tế, tài chính để có thể hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp bất lợi, người đi vay có thể không có khả năng hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính

CC Khả năng vỡ nợ đã lên mức rất cao

C

Khoản nợ với mức xếp hạng C hiện đang có khả năng rất cao sẽ vỡ nợ, các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủ thể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản

D

Vỡ nợ. Xếp hạng D dành cho các nghĩa vụ nợ không được hoàn trả đúng hạn, được áp dụng khi chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ

31

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w