Thứ nhất, cần nâng cao năng lực, hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng. Để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, cơ quan thanh tra, giám sát phải tích cực nâng cao năng lực và rèn luyện mới có thể phát huy hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động của các TCTD; phát triển và hệ thống cách thức giám sát ngân hàng; triển khai các nghiệp vụ đa dạng hơn trên thị trường phái sinh nhằm tài trợ rủi ro.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả của cơ quan Trung thông thông tin tín dụng. Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí để khai thác thông tin CIC nhưng bù lại những thông tin này có thể giúp ngân hàng đối phó được vấn đề về thông tin bất cân xứng từ đó giúp ích rất nhiều cho ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên thông tin mà CIC cung cấp trong những năm vừa qua còn chưa đủ đảm bảo về chất và lượng làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, NHNN cần:
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, trung tâm thông tin của các cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập đầy đủ thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đúng vai trò của mình trong quá trình cung cấp và khai thác thông tin. Có biện pháp xử lý cứng rắn đối với các TCTD không thực hiện đúng và nghiêm túc, cung cấp thông tin sai lệch.
- Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, áp dụng công nghệ hiện đại hoá và tự động trong việc xử lý tạo gói thông tin.
99