Tăng cường công tác kiểm soát sau khi giải ngân

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Một trong số những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, trong khi đó cán bộ tín dụng lại lơ là, không thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay chặt chẽ và thường xuyên dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền trả nợ của khách hàng, không phát hiện được khách hàng dùng khoản tiền này để đầu tư sai mục đích. Chính vì vậy để phòng ngừa RRTD, cán bộ tín dụng phải thường xuyên thực hiện kiểm tra giám sát vốn vay một cách chặt chẽ. Cụ thể:

- Trước khi giải ngân, CBTD phải xem xét tính hợp lý giữa mục đích vay vốn, cơ cấu thu thập chi phí trong phương án sử dụng vốn vay. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp khách hàng thanh toán cho những cơ sở kinh doanh không có tài khoản thanh toán, ... khuyến khích khách hàng mở tài khoản và nhận nợ bằng hình thức chuyển khoản để kiểm soát mục đích vay của khách hàng.

- Định kỳ hàng quý, sáu tháng hoặc chậm nhất là một năm, CBTD phải lập báo cáo rà soát, phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. Đồng thời ra soát lại hồ sơ khoản vay, đánh giá lại các nhân tố liên quan đến đề xuất cấp tín dụng, cập nhật các thông tin liên quan. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính hoạt động của khách hàng thì phải có phương án xử lý ngay.

92

- Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên theo đúng quy trình và đảm bảo các nội dung:

+ Xác định khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thoả thuận tại hợp đồng tín dụng hay không

+ Giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay, giá trị hàng hoá thực tế có cân đối với giá trị đã giải ngân hay không.

+ Khách hàng có trung thực hay vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không.

+ Xem xét các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.

- Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, công nợ, hiện trạng TSĐB tại thời điểm kiểm tra, ... để có thể đánh giá toàn diện, chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.

- Nhận biết, phân tích và đánh giá kịp thời các dấu hiệu như khách hàng liên tục đề nghị giải ngân với số tiền lớn, chậm nợ, tình hình kinh doanh thay đổi để có những phương án xử lý lịp thời khi chưa xảy ra rủi ro.

- Các bộ phận có liên quan như tín dụng, kiểm tra nội bộ phải có trách nhiệm phối hợp với nhau trong suốt quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay.

Để nâng cao vai trò hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát, chi nhánh cần:

Thứ nhất, tăng cường thêm cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để hỗ trợ cho phòng tín dụng, kiểm tra nội bộ.

Thứ hai, cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ phải có kiến thức chuyên môn cả về nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh, am hiểu kiến thức kế toán

93

kiểm toán, kiến thức về pháp luật trong kinh doanh. Muốn đạt được điều đó thì các cán bộ này phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Thứ ba, quy định trách nhiệm rõ ràng, thưởng phạt công bằng nhằm tăng động lực cho các cán bộ kiểm tra.

Thứ tư, đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng riêng lẻ sang kiểm tra theo hướng hệ thống, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào thời điểm, mục đích và đối tượng áp dụng.

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w