Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 92)

Theo quy định Chi nhánh Hà Tây hiện đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm thước đo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ được áp dụng bằng phần mềm tại ngân hàng từ tháng 5 năm 2015 theo quyết định số 87/2015-NHHT về “ban hành hệ thống xếp hạng nội bộ của Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam” ngày 27/05/2015

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

NHHT phân chia ngành kinh tế của khách hàng thành 21 ngành cụ thể. Việc phân chia khách hàng theo nhiều ngành để đảm bảo sát với thực tiễn hoạt động của từng ngành và các chỉ tiêu đánh giá giữa các ngành là thực sự khác biệt. Việc xác định ngành nghề kinh doanh dựa vào hoạt động sản suất kinh doanh chính đem lại từ 50% tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa nghề nhưng không có ngành nào có doanh thu từ 50% tổng doanh thu trở lên thì lựa chọn ngành có tiềm năng phát

67

triển nhất trong các ngành mà khách hàng đang hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.

Bước 2: Xác định quy mô

Quy mô của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau:

- Vốn chủ sở hữu bình quân - Số lượng lao động bình quân - Doanh thu thuần

- Tổng tài sản

Mỗi chỉ tiêu được lập thành khoảng giá trị từ mức nhỏ nhất cho đến mức cao nhất được chia thành 08 khoảng giá trị. Tương ứng với 08 khoảng giá trị này là 08 mức điểm của khách hàng từ 1 đến 8 điểm của chỉ tiêu đó. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia thành 3 loại:

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng

Tại bước này, cán bộ tín dụng xác định khách hàng thuộc đối tượng nào. NHHT chia khách hàng cá nhân theo mục đích vay vốn kinh doanh hoặc vay vốn tiêu dùng. NHHT chia khách hàng doanh nghiệp thành 2 nhóm doanh

68

nghiệp thông thường (đã có doanh thu và báo cáo tài chính đủ 2 năm) và doanh nghiệp mới thành lập. Nhóm doanh nghiệp thông thường bao gồm doanh nghiệp cũ (đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng) và doanh nghiệp mới (chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng), nhóm doanh nghiệp mới thành lập NHHT xác định doanh nghiệp đã có báo cáo tài chính nhưng chưa đủ 2 năm và đang trong giai đoạn đầu từ. Mỗi đối tượng khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp sẽ được áp dụng bộ chỉ tieu chấm điểm phù hợp tương ứng.

Bước 4: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng (áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp)

Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được phân loại thành 03 nhóm sau:

- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bao gồm DNNN 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa bên Việt Nam với bên doanh nghiệp nước ngoài.

- Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác: Doanh nghiệp không thuộc hai loại hình sở hữu doanh nghiệp nêu trên.

Bước 5: Chấm điểm các nhân tố tài chính

Đối với khách hàng doanh nghiệp

Để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp NHHT thực hiện chấm điểm cho các nhóm tài nhân tố tài chính phản ánh các mặt kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu tự tài trợ, chỉ tiêu sinh lời;

Do đặc thù và tầm ảnh hưởng của các chỉ tiêu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau là khác nhau nên NHHT đã xây dựng

Tỷ trọng tính điểm Có báo cáo tài chính đã kiểm toán

Có báo cáo tài chính chưa kiểm toán 69

trọng số thể hiện sự quan trọng của các nhân tố riêng cho mỗi ngành. Tổng tỷ trọng các chỉ tiêu con bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu, tổng tỷ trọng các nhóm trong bộ chỉ tiêu bằng 100%. Việc chấm điểm các nhân tố tài chính được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng: Giá trị thực tế đạt được của doanh nghiệp bằng với khoảng giá trị nào nhất thì áp dụng thang điểm của khoảng giá trị đó, nếu nằm giữa hai khoảng giá trị thì áp dụng thang điểm của khoảng có thang điểm thấp hơn.

• Đối với khách hàng cá nhân:

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng chỉ dựa vào báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh sơ bộ của khách hàng trong vòng 2 năm liền kề gần nhất và kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới, hoặc các chỉ tiêu về tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng.

Bước 6: Chấm điểm các nhân tố phi tài chính

Các nhân tố phi tài chính được sử dụng trong chấm điểm và xếp hạng tín dụng bao gồm:

Các nhân tố phi tài chính được sử dụng trong chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, đánh giá ngành, đặc điểm kinh doanh của khách hàng.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì các nhân tố phi tài chính bao gồm: Chỉ tiêu đánh giá việc vận hành dự án, đánh giá lại dự án đầu tư và tình hình kinh doanh, đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro từ yếu tố tài chính.

Khung giá trị chuẩn của mỗi nhân tố phi tài chính nói trên sẽ khác nhau tuỳ theo ngành hoạt động của doanh nghiệp và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp đến cao là 20, 40, 60, 80, 100 điểm. Sau khi điểm của từng chỉ tiêu phi

10

tài chính của doanh nghiệp và của cả nhóm đã được xác định, ngân hàng sẽ nhân trọng số của từng nhóm trong tổng điểm của nhóm đó để tính toán tổng điểm phần chỉ tiêu phi tài chính.

Các nhân tố phi tài chính được sử dụng trong chấm điểm và xếp hạng cá nhân bao gồm:

Quan hệ với ngân hàng, các nhân tố môi trường bên ngoài, khả năng trả nợ từ các nguồn thu nhập, thời gian công tác tại đơn vị hiện tại, độ tuổi của khách hàng, ...

Bước 7: Tong hợp điểm và xếp hạng khách hàng

- Tổng hợp điểm:

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính

Tỷ trọng của các phần tài chính và phi tài chính bị ảnh hưởng bởi tính tin cậy của báo cáo tài chính, thể hiện qua việc báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không, nếu được kiểm toán thì có đảm bảo tính trung thực và hợp lý hay không, và tính chính xác của các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được.

Bộ chỉ tiêu tài chính 35% 30%

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)

Căn cứ vào kết quả chấm điểm, khách hàng sẽ được xếp hạng vào các hạng tương ứng với mức điểm theo thang điểm đã quy định. (Phụ lục 1)

Như vậy, trên cơ sở hạng tín dụng đã thiết lập cho khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi khách hàng được xếp loại ở

71

một hạng tín dụng xác định tương ứng với mỗi mức độ rủi ro. Dựa vào kết quả xếp hạng này, ngân hàng xác định giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng và chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng. Hạng tín dụng được sử dụng trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng (bao gồm quá trình ra quyết định tín dụng, kiểm soát tín dụng). Đây là thước đo rủi ro tín dụng giúp ngân hàng đánh giá mức độ RRTD của khách hàng trên một cơ sở nhất quán và khách quan, qua đó định hướng được mục tiêu tín dụng nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong việc cấp tín dụng.

Ngoài ra, bên cạnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, các mô hình định tính như 6C cũng được đồng thời sử dụng vào việc phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng cũng như công tác kiểm tra giám sát định kỳ.

Tuy nhiên, mô hình đo lường QTRRTD của NHHT cũng chỉ mang tính định tính, đo lường mức độ RRTD tại cấp độ của một khách hàng mà không đo lường được RRTD của cả danh mục.

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w