a. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo dụng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro thì NHHT cần xây dựng mô hình quản lý rủi ro theo hướng tập trung, cụ thể:
Tại Hội sở chính: Tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Tại chi nhánh: Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...). Sự phân tách này tạo nên các khối chức năng độc lập nhưng phải đảm bảo mối gắn kết chặt chẽ với nhau.
Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình
100
chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.
Việc tách bạch giữa các bộ phận giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
b. Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro
Việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro giúp ngân hàng chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu và tăng chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.
Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cần được thiết kế một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ hay toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.
Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phải dựa trên thông tin từ hệ thống dữ liệu khách hàng, hệ thống xếp hạng và chấm điểm tín dụng nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Từ đó, hệ thống lọc ra danh mục các khoản tín dụng cần điều tra. Sau đó, dựa trên kết quả điều tra thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và các nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên ngoài để đưa ra mức độ cảnh báo Đỏ, Vàng, Xanh tương ứng đối với khoản tín dụng đó. Có 3 mức độ cảnh
101
báo rủi ro tín dụng sớm bao gồm: Xanh - khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời, Vàng - khách hàng đang gặp rủi ro, Đỏ - khách hàng có rủi ro cao, suy giảm mạnh khả năng trả nợ, nguy cơ chuyển nhóm nợ lớn.
Hệ thống này phải hỗ trợ chi nhánh kiểm tra được dư nợ khách hàng theo từng phân khúc, theo từng mức độ cảnh báo cụ thể và lọc ra danh mục khách hàng tiềm ẩn. Qua đó, chi nhánh có thể đánh giá những khách hàng nào có rủi ro chuyển nhóm, thời điểm chuyển nhóm, từ đó chủ động xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp với thực tiễn.
c. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số được cập nhật trên hệ thống.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ bởi kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định giới hạn tín dụng hàng năm, quyết định cấp tín dụng từng lần cho từng khách hàng, đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
Nâng cao công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá khách hàng một cách chính xác và đầy đủ để từ đó đưa ra kết quả chấm điểm trung thực phản ánh đúng thực chất mức độ rủi ro của khách hàng.
d. Nâng cao hiệu quả của các Trung tâm đào tạo
Để hạn chế rủi ro đạo đức cũng như nâng cao trình độ của cán bộ trong hệ thống thì các trung tâm đào tạo của NHHT ở Hưng Yên và Thanh Hoá phải:
Thứ nhất, thường xuyên tổ chức đào tạo cán bộ tín dụng định kỳ nhằm nắm bắt quy trình nghiệp vụ tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng.
Thứ hai, tổ chức các buổi đào tạo các kỹ năng mềm (các kỹ năng giao tiếp đặc biệt là kỹ năng nghe, kỹ năng khai thác thông tin từ khách hàng, sử dụng các câu hỏi đóng, mở thích hợp...). Vì khách hàng chính là đối tượng mà
102
ngân hàng phục vụ nên việc hiểu được thái độ, nắm bắt và khơi gợi nhu cầu của khách hàng trong quá trình giao tiếp là rất cần thiết.
Thứ ba, mời cán bộ, lãnh đạo có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng tham gia vào những bài giảng thực tế, có giá trị thực tiễn cao, áp dụng ngay vào công việc hiện tại tại các chi nhánh.
Thứ tư, chú trọng tài liệu hay giáo trình dành cho đào tạo phải được cập nhật kịp thời với hình thức trình bày bắt mắt, nội dung rõ ràng, đúng trọng tâm. Chương trình đào tạo sát với thực tế yêu cầu công việc sẽ thu hút sự nhiệt tâm và đem lại hiệu quả cao đối với các cán bộ học tập.
Cuối cùng, tổ chức các cuộc thi về quy trình, nghiệp vụ tín dụng đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Kết quả của cuộc thi được đưa vào chương trình đánh giá năng lực làm việc của mỗi cán bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 được tác giả nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực trạng phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây. Chương 3 bao gồm ba nội dung chính là định hướng hoạt động kinh doanh; giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây và những đề xuất - kiến nghị từ tác giả.
Nghiên cứu thực hiện thông qua bảng khảo sát và được các chuyên gia về tín dụng đánh giá và cho điểm. Các nguyên nhân được các chuyên gia đánh giá mức 3 điểm trở lên nghĩa là các nguyên nhân này đều quan trọng và tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong đó có các nguyên nhân về công tác kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân còn lỏng lẻo, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/lừa đảo, năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên, công tác thẩm định tài sản đảm bảo không chính xác, là những nguyên nhân được đánh giá có tác động lớn đối với rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
103
về các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng gồm có 8 yếu tố cũng được các chuyên gia đánh giá tầm quan trọng khá cao đều trên mức 3.79 điểm trên thang điểm 5.
Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã có những đánh giá và đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng là tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng ... góp phần hoàn thiện các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tại chi nhánh trước đây. Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước và Chính phủ một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.
104
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là rủi ro cơ bản đối với hầu hết các NHTM nói chung và Ngân hàng Hợp tác nói riêng do hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính tại các ngân hàng. Trong khi đó hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây. Thành công trong hạn chế rủi ro tín dụng chính là kiểm soát hạn chế được rủi ro một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả. Thông qua việc đánh giá những ưu điểm cũng như các hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh, tác giả đã nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Văn Cường, (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.
3. Nguyễn Thùy Dương (2017), Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại nâng cao, Tài liệu nội bộ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017),
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí tài chính, Hà Nội.
5. Phạm Thái Hà, (2017), Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, Tạp chí tài chính, Hà Nội.
6. Đặng Thị Thanh Hải, (2015), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
7. Nguyễn Thu Hạnh, (2017), Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
8. Trần Huy Hoàng (2010), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại,
NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Tô Ngọc Hưng (2013), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các NHTM Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học Ngành Ngân hàng, Hà Nội.
10.Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến, (2002), Rủi ro tài chính - Thực tiên và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính, Hà Nội.
STT
Tổng số điểm Mức
xếp hạng
Ý nghĩa
1 Từ 90 đến 100 điểm AAA
Đây là mức xếp hạng cao nhât khả năng hoàn toàn trả được khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về sửa đổi bổ sung quyết định 493/2005/QĐ - NHNN.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013), Thông tư 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT - NHNN.
14. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2016 - 2019.
15. Nguyễn Văn Tiến (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Trung, (2007), Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro, Tạp chí ngân hàng, Hà Nội.
17. Nguyễn Chí Trung, (2017), Về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, Thời báo Ngân hàng, Hà Nội.
18. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/
Tài liệu tiếng anh
19. Joel Bessic (2002), Rick Management in Banking 2nd Edition, Wiley.
20. Basel Committee on Banking Supervision (2004), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - A Revised Framework.
21.Peter S. Rose (2001), Commercial Bank Management.
Phụ lục 1: Mối quan hệ giữa điểm số đạt được và thứ hạng theo mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Hợp tác
2 Từ 80 đến dưới 90 điểm AA
Khách hàng xếp loại AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhât. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rât tốt.
3 Từ 73 đến dưới 80 điểm A
Khách hàng xếp loại A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
4 Từ 70 đến dưới 73 điểm BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và những sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 Từ 63 đến dưới 70 điểm BB
Khách hàng xếp loại BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ần hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 Từ 60 đến dưới 63 điểm B
Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm BB. Tuy nhiên hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả món vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến
khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
7 Từ 56 đến dưới 60 điểm CCC
Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách