Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàngHợp tác Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HÀ TÂY TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác Chinhánh Hà Tây nhánh Hà Tây

Định hướng hoạt động của chinh nhánh năm 2020 như sau:

- Tăng trưởng nguồn vốn bình quân: 20%/năm. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, các Quỹ Tín dụng cơ sở và các tổ chức kinh tế. Đưa ra các giải pháp nhằm huy động nguồn vốn ổn định trung và dài hạn để đáp ứng tốt cho nhu cầu tín dụng của các dự án.

- Tăng trưởng tín dụng: 15%/năm. Mở rộng thị phần hoạt động, tập trung tới mảng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro một cách có hiệu quả nhằm giảm nợ xấu trên tổng dư nợ.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng với các nhu cầu khác nhau. Hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ đang có nhằm tăng hiệu quả, tiện tích sử dụng cho khách hàng.

Ngân hàng Hợp Tác CN Hà Tây xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng đi đầu, trụ cột trong hệ thống Ngân hàng Hợp Tác xã Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn...; đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo; giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Qũy tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững

88

3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Tây hướng tới quản trị rủi ro tín dụng theo chiều dọc.

Thứ nhất là Chi nhánh phối hợp với Hội sở chính xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, chia sẻ khẩu vị rủi ro tín dụng đến toàn bộ cán bộ trong chi nhánh, quản lý danh mục hiệu quả để giảm tổn thất.

Thứ hai là Chi nhánh phải xây dựng được quy trình cấp tín dụng hợp lý đồng thời giám sát chặt chẽ những khoản vay đã giải ngân nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

Thứ ba là phải nâng cao hiệu quả phân tích, dự báo để có định hướng rõ ràng đối với từng nhóm khách hàng, ngành kinh tế.

Thứ tư là Chi nhánh phối hợp với Hội sở cải tiến và hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, nghiên cứu và bước đầu triển khai mô hình đo lường theo hướng dẫn của Basel.

Thứ năm là các công tác kiểm tra đánh giá thước đo rủi ro, chất lượng quản lý rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng phải được thực hiện thường xuyên liên tục bởi bộ phận kiểm tra giám sát độc lập.

Thứ sáu là phải quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp hạn chế nợ xấu, tập trung xử lý nợ có vấn đề, tăng hiệu quả xử lý TSĐB.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w