a. Những tồn tại
Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 - 2017 - Nợ xấu, nợ quá hạn còn chưa được phản ánh đúng thực chất
Việc phân loại nợ được thực hiện dựa trên đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ đánh giá khả năng trả nợ của khách căn cứ vào yếu tố định lượng là thời gian quá hạn của khoản nợ, sử dụng dữ liệu tại thời điểm đánh giá mà không tính đến dữ liệu của cả quá trình vay vốn của khách dẫn đến kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng thực chất.
- Xây dựng tổ chức kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đạt kết quả chưa cao
Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm báo cáo, tham mưu cho ban giám đốc về ngành nghề kinh tế, địa bàn hoạt động, điều kiện hoạt động của các phòng giao dịch, từ đó định hướng kinh doanh và ra chính sách quy trình cấp tín dụng tuy nhiên trình độ năng lực của những cán bộ này còn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ yêu cầu, còn mang nặng tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao.
81
Việc tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua mang lại nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn tín dụng an toàn và hợp lý chi nhánh cần tập trung cho vay đối với KHDN nhỏ có uy tín và trong lĩnh vực kinh doanh còn dư địa để tăng trường, các khách hàng cá nhân để bám sát các mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững.
- Chưa nhận diện được đầy đủ rủi ro tiềm ẩn trong tương lai
Quá trình nhận diện rủi ro tại chi nhánh chỉ dừng lại ở việc các cán bộ tín dụng tập hợp lại các dấu hiệu rủi ro đã xảy ra trong quá trình tác nghiệp tức là sau thời điểm khách hàng vỡ nợ thực sự. Sau đó tổng hợp lại và gửi lại Hội sở để hội sở xử lý gửi báo cáo các dấu hiệu rủi ro cho toàn hệ thống. Các căn cứ dấu hiệu rủi ro được tổng hợp từ các dữ liệu từ quá khứ và chưa có những dự báo chính xác cho tương lai. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại khác như Vietinbank đã xây dựng thành công hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Theo số liệu thống kê, việc triển khai hệ thống giám sát tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể giúp ngân hàng phát hiện sớm khả năng không trả được nợ vay của khách hàng trước thời điểm xảy ra vỡ nợ thực sự khoảng 6 tháng. Các ngân hàng phát triển tốt hệ thống giám sát tín dụng cũng có thể giảm thiểu khoảng 60% tổn thất, trong khi mức trung bình ước tính khi không có hệ thống giám sát hiệu quả là khoảng 20%.
b. Nguyên nhân
• Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Mô hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì tất cả các chuyên gia đều đánh giá mô hình quản trị rủi to tín dụng tách biệt chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp là rất quan trọng với điểm số 4,33/5 điểm. Tuy nhiên mô hình quản trị rủi ro tại chi nhánh chưa được tổ chức hợp lý và hiệu quả. Phòng
82
kiểm tra nội bộ và Phòng Kinh doanh thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc do đó vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng. Hiện nay, quy định về những hồ sơ vay phải thông qua Hội đồng tín dụng khá chặt chẽ và cụ thể về điều kiện nhưng hoạt động của Hội đồng tín dụng còn mang tính hình thức việc các thành viên hội đồng tín dụng cũng không đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ mà phần lớn là thông qua.
- Năng lực của cán bộ chi nhánh còn yếu và thiếu
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị rủi ro tín dụng bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra nội bộ tuy nhiên năng lực còn chưa cao:
+ Việc thẩm định và phân tích yêu cầu những kinh nghiệm thực tế nên các cán bộ này chưa thể đưa ra những đánh giá chính xác và đầy đủ.
+ Đánh giá nhu cầu vay của khách và giới hạn cấp tín dụng chưa đúng dẫn tới việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thời hạn cho vay và kế hoạch trả nợ chưa tương thích với lưu chuyển tiền tệ của khách hàng.
+ Vẫn tồn tại cán bộ tín dụng chưa chủ động học hỏi, tìm kiếm khách hàng mà vẫn tư duy theo lối mòn là khách hàng cần ngân hàng mà không phải ngân hàng cần khách, chưa bắt kịp tiến độ phát triển của nền kinh tế, phẩm chất đạo đức yếu kém nên dễ xảy ra rủi ro đạo đức.
+ Cán bộ kiểm tra nội bộ ở Chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong trường hợp rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn báo cáo trực tiếp lên Hội sở chính. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ảnh một cách trung thực.
- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa mang lại nhiều hiệu quả.
83
+ Hệ thống hiện tại chưa lượng hoá chính xác rủi ro mà ngân hàng gặp phải, mô hình chuẩn được Basel II hướng các ngân hàng thực hiện đo lường chuẩn là PD, LGD, EAD.
+ Từ khâu thu thập, xử lý thông tín và hoàn thiện chấm điểm xếp hạng trên hệ thống vẫn được cán bộ tín dụng thực hiện thủ công. Nếu chất lượng thông tin đầu vào không cao, cán bộ tín dụng nhập sai dữ liệu, thì việc đánh giá rủi ro tín dụng cũng không còn nhiều ý nghĩa.
+ Cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm nên khi cán bộ tín dụng bị áp lực phải hoàn thành kế hoạch, có thể sẽ có can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng theo hướng có lợi cho khách hàng.
+ Mô hình vẫn mang tính định tính và ở mức độ đơn giản dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tổng thể toàn diện, trước hết là công tác đo lường rủi ro tín dụng tại cấp độ danh mục tín dụng.
- Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn mang nặng tính hình thức
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì các chuyên gia rất coi trọng công tác kiểm tra giám sát trước và sau khi giải ngân khoản vay với 20/33 ý kiến cho rằng công tác này rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế thì các cán bộ tín dụng còn chưa chú trọng kiểm tra vốn vay sau khi giải ngân, thiếu công tác kiểm tra giám sát từng khách hàng hoặc từng khoản vay vốn của khách hàng thường xuyên, nếu có cũng là hình thức và hậu quả là tổn thất tín dụng xảy ra.
- Hệ thống thông tin thiếu tin cậy
Định kỳ hàng quý chi nhánh chủ động thành lập các đoàn kiểm tra bao gồm thành phần ban lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ của từng phòng ban khác nhau sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hoạt động của mình. Kết quả kiểm tra cho thấy quá trình thẩm định khách hàng vay vốn còn chưa thực chặt chẽ, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp mà chưa thu
84
thập đủ thông tin từ bên phía đối tác của khách hàng, thông tin từ các cơ quan chủ quản, ... dẫn đến việc phân tích, đánh giá thiếu chính xác và còn mang tính chủ quan.
+ Chi nhánh chưa có bộ phận nghiên cứu, tổng hợp thông tin chuyên trách liên quan đến các thông tin về ngành nghề kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp khác cùng ngành mà chỉ dùng thông tin từ các phương tiện đại chúng.
+ Dữ liệu khai thác trên CIC còn chưa cập nhật kịp thời, có độ trễ theo tháng nên ý nghĩa mà thông tin đó mang lại không cao.
+ Thông tin từ các cơ quan nhà nước khác như Thuế, Kiểm toán,. còn khó khăn do có những quy định riêng về bảo mật.
- Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro chưa hoàn thiện
Việc phát hiện sớm khách hàng có rủi ro giúp cán bộ tín dụng tiết kiệm được thời gian cũng như tập trung hơn vào đúng đối tượng, từ đó đưa ra các phương án hỗ trợ khách hàng như tăng cường điều kiện đảm bảo tài sản hay giảm dư nợ tín dụng. Hệ thống cảnh báo sớm vẫn đang được NHHT xây dựng và sẽ được sớm đi vào hoạt động.
• Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng thiếu năng lực quản trị, tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh trong ngành nghề có tỷ suất sinh lời kém, thiếu vốn và ở trong trạng thái bị động dựa vào vốn vay ngân hàng. Những khách hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, khi gặp khó khăn thì ngay lập tức không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng.
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến không thu hồi vốn kịp, khó khăn trong việc thanh toán khi các khoản nợ khi đến hạn. Khách hàng bị đối tác chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến dòng tiền để khách hàng có thể trả nợ.
85
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ khiến hiệu quả quản trị rủi ro giảm sút. Trong những năm gần đây, Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng nhưng ý nghĩa của chúng trong thực tế thì cần phải xem xét lại. Thực tế việc xử lý TSĐB tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn, dù các văn bản luật có quy định nhưng ngân hàng không phải cơ quan quyền lực không có quyền cưỡng chế buộc khách hàng phải giao TSĐB cho ngân hàng để xử lý hoặc việc xử lý TSĐB gặp khó khăn do khách hàng không hợp tác với ngân hàng mà phải giải quyết tranh chấp bằng còn đường kiện tụng, ... Công tác xử lý TSĐB thông qua cơ quan thi hành án còn chậm trễ, kém hiệu quả, khiến ngân hàng tốn kém nhiều chi phí.
- Thanh tra giám sát của NHNN
Phía NHNN chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro tín dụng nên công tác thanh tra giám sát chưa có được những kết quả khả quan cả về chất và lượng. Năng lực cán bộ nghiệp vụ chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, xử lý còn thụ động theo hướng xử lý những sự việc đã gây ra tổn thất mà không có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Do vậy những sai phạm của NHTM không được cơ quan này cảnh báo, ngăn chặn sớm đến khi xảy ra hậu quả mới can thiệp mà những rủi ro này đáng lẽ đã có thể được ngăn chặn ngay từ đầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây. Tác giả đã tóm lược tổng quan chung về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2016 đến năm 2019.
Những tổng quan về Ngân hàng Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây sẽ đem đến những thông tin quá trình hình thành và phát triển cũng như mô hình tổ
86
chức của chi nhánh.
Nội dung trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây bao gồm phân tích hoạt động kinh doanh chính bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn từ năm 2016 đến năm 2019.
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh dựa trên các nội dung tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, ... và phân tích quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Từ tổng quan và phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tác giả đã rút ra được những kết quả, những tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục làm định hướng cho nội dung của Chương 3 về đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHHT Chi nhánh Hà Tây.
87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HÀ TÂY