Thứ nhất là phải hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng.
Thứ hai là phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như phòng quan hệ khách hàng thì tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng, ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.
Thứ ba là mặc dù phân tách các bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ để tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng vẫn phải đảm bảo mối liên kết chặt chẽ.
39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lâu đời gắn liền với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và được các ngân hàng thương mại rất chú trọng.
Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Để hạn chế được rủi ro tín dụng thì cần hiểu rõ được khái niệm về rủi ro, phân loại rủi ro và nguyên nhân của rủi ro tại các ngân hàng. Từ việc phân loại rủi ro ta thấy được rủi ro tín dụng là rủi ro thường trực tại các ngân hàng.
Khái niệm về rủi ro tín dụng cũng như tác động của nó đối với ngân hàng được trình bày cụ thể. Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng nếu được nhận diện sớm cũng làm giảm được tổn thất của rủi ro gây ra đối với ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng như từ môi trường kinh doanh, từ ngân hàng hay bắt nguồn từ khách hàng, nhận định rõ ràng các nguyên nhân sẽ giúp việc phân loại rủi ro hiệu quả hơn.
Từ những khái niệm, lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng thì việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng là rất quan trọng. Việc áp dụng quản trị rủi ro tín dụng có vai trò nền tảng, cơ sở cho vấn đề hạn chế rủi ro, thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Đồng thời trong chương này, tác giả cũng đã nêu lên các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại khác nhau từ đó đúc rút ra kinh nghiệm cho Ngân hàng Hợp tác. Những nội dung nghiên cứu tại chương 1 sẽ là cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây trong chương 2.
40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI