Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh được thực hiện theo quy định chung của NHHT theo hướng tách bạch, phân chia mảng nghiệp vụ được phụ trách. Cụ thể, Giám đốc chi nhánh phụ trách và chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, 02 phó giám đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau là mảng nghiệp vụ tín dụng và kế toán tài chính và chịu trách nhiệm chính cho mảng công việc được phân công. Dưới ban giám đốc là các trưởng, phó phòng, cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Việc phân chia cụ thể theo từng mảng nghiệp vụ giúp cho việc vận hàng được nhanh chóng, kịp thời và xử lý các rủi ro nhanh chóng, kịp thời.

b. Cơ cấu, chất lượng tín dụng

Về hoạt động tín dụng, dư nợ cho vay có xu hướng tăng qua các năm, cơ cấu tín dụng điều chỉnh theo hướng tích cực tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, giảm tỷ trọng cho vay đối với các ngành bất động sản, xây dựng, tăng tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, thương mại - dịch vụ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và điều kiện hội nhập. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong năm 2016 là 62,53% đã tăng đến 64,79% trong năm 2019, tổng dư nợ của chi nhánh và tập trung vào các khách hàng cá nhân có uy tín và tài chính tốt.

79

Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM.

Tại chi nhánh, nợ quá hạn có xu hướng tăng dần lên qua các năm cùng với sự tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018 nợ quá hạn tăng lên mạnh chủ yếu là do hạch toán các món vay đến hạn từ các năm trước. Tuy nhiên nhóm nợ xấu được kiểm soát dưới ngưỡng 2,3% trong khi tổng dư nợ bình quân hàng năm tăng khoảng 8 - 9%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro của ngân hàng đã có kết quả tích cực so với những năm trước.

c. Phân loại khách hàng và phân loại nợ

Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông tư 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT - NHNN.

Việc áp dụng các quyết định này vào thực tế hoạt động giúp chi nhánh chủ động đánh giá rủi ro của các khoản vay, phân loại khoản vay một cách toàn diện, chính xác hơn, đồng thời tăng hiệu quả quản trị rủi ro và dự trù được nguồn tài chính để bù đắp khi tổn thất xảy ra.

d. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thông qua Phòng kiểm tra nội bộ giúp chi nhánh phát hiện ra những lỗi trong các khâu như thẩm định, đánh giá khách hàng. Những sai sót trong các khâu này thường là hồ sơ vay chưa đầy đủ chứng từ, TSĐB khó xử lý, tính toán giá trị TSĐB chưa sát với thực tế,...

80

Qua đó giúp chi nhánh có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh rủi ro xảy ra.

- Việc giải ngân tại chi nhánh thực hiện bằng phương pháp chuyển khoản trực tiếp đến người bán, không thực hiện giải ngân bằng tiền mặt với số tiền lớn hơn 100 triệu đồng.

- Tất cả các khoản vay của khách hàng tại chi nhánh khi đã giải ngân thì ngân hàng đều có biên bản kiểm tra sau cho vay, trong đó, luôn có tài liệu cũng như thực tế kiểm tra chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1272 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w