Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

- Môi trường chính trị và pháp luật

Sự thay đổi thể chế, luật pháp, sự bất ổn chính trị,.. .có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp trung ương các DN còn phải tuân theo luật pháp của khu vực.

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN : Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về DN và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.

Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai luật. Mặc dù trong những năm gần đây, các cơ quan lập pháp đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều

chỉnh và hướng dẫn công tác tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải là không còn những vướng mắc trong các điều khoản và việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn hết sức chậm chạp và tồn tại nhiều bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng

- Môi trường kinh tế

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế, các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủ như tiền lương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp; triển vọng kinh tế như mức gia tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp...

Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số tiêu dùng, giá nguyên liệu đầu vào... cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng vay vốn dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ

Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các DN trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các DN.

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của nền kinh tế khu vực cũng như toàn thế giới.Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua là một ví dụ điển hình.Khi nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, tất cả các nền kinh tế thành phần không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng.Đặc biệt trong các lĩnh vực, ngành nghề có mối quan hệ với quốc tế.

Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN trong ngành đó.

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w