III. Theo đối tượng
T Dư nợ trọng
2.2.3.3. Thực trạng công tác quản trị rủi rotín dụng đối với kháchhàng DN tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình
> Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng
Hiện nay tại chi nhánh công tác nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng, phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn và thông qua quá trình kiểm tra thực tế. Trong những năm qua, hoạt động nhận diện rủi ro của chi nhánh diễn ra thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động tín dụng và đối với từng khoản tín dụng cụ thể. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Bình những năm qua được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía ngân hàng, bộ phận quản trị có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng, năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng
Những tồn tại trong công tác nhận diện rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Thái Bình:
- Chưa có báo cáo, tổng kết cụ thể về hoạt động rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh
- Chưa có kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích đánh giá về tình hình môi trường hoạt động, xu hướng phát triển của thị trường
- Việc cung cấp thông tin phục vụ công tác đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro của khách hàng doanh nghiệp trong quá trình cấp tín dụng có những lúc độ tin cậy không cao, hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng chưa được thực sự xem trọng bởi những người thực hiện
- Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế công việc.
> Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại Agribank nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình nói riêng việc đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng đang được thực hiện theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng XLRR của Agribank.
Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng DN được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn như hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra thực tế, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng ...
+ Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN
Ngân hàng No & PTNT Việt Nam áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:Nông, lâm và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; Công nghiệp
Việc phân loại DN theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép đăng ký
+ Bước 3: Xác định quy mô của DN
Quy mô của DN được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Trong đó Vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của năm tài chính, Doanh thu thuần được lấy từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính, Số lượng lao động là số lao động thực tế sử dụng bình quân trong 02 năm gần nhất, Tổng tài sản
AAA 90 - 100
được lấy từ bảng cân đối kế toán của năm tài chính.
+ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của DN theo các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ NH Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các KPT bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của tài sản cố định bình quân
Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Tỷ lệ đòn cân nợ = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay trong kỳ )/Lãi vay trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
Sau khi chấm điểm, cán bộ QLKH sẽ có kết quả điểm tài chính có nhân với trọng số tương đương của từng chỉ tiêu.
+ Bước 5: Chấm đi ểm các tiêu chí phi tài chính
Cán bộ QLKH chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN theo các tiêu chí sau:
Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí luu chuyển tiền tệ
Chấm điểm tín dụng theo năng lực và kinh nghiệm quản lý, tu cách của lãnh đạo DN nhu tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo, thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ, kết quả hoạt động của DN.
+ Bước 6: Trình duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng DN
Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính*Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính*Trọng số phần phi tài chính
BBB 71 - 77 BB 65 - 71 B 59 - 65 CCC 53 - 59 CC 44 - 53 C 35 - 44 D <35 XẾP LOẠI AAA AA A BBB BB B CCC CC C D S.LƯỢNG 0 93 115 3 0 1 1 1 15
Tùy vào việc đánh giá mức độ rủi ro về từng khách hàng mà khách hàng đó sẽ đuợc xếp vào các loại tuơng ứng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng và quản lý danh mục tín dụng. Thời điểm 31/12/2015, tình hình xếp hạng tín dụng của các DN tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình:
nợ phòng rủi ro
Hệ thống chấm điểm tín dụng mà Chi nhánh đang áp dụng tương đối rõ ràng, đã phát huy được hiệu quả tương đối cao trong việc phân loại khách hàng để giúp cho ngân hàng phòng ngừa được rủi ro.
> Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
❖ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình quy định việc kiểm tra, giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với tất cả các khoản vay, một hay nhiều lần, tùy thuộc vào mức độ an toàn của khoản vay.
Tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình, cán bộ quản lý khách hàng chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi tín dụng bằng các biện pháp sau:Kiểm soát trước khi cho vay, Kiểm soát trong khi cho vay, Kiểm soát sau khi cho vay
Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng một số các biện pháp kiểm soát khác như:
- Giám sát qua hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: Sự thay đổi số phát sinh, số dư trong tài khoản tiền vay của khách hàng - phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Sự thay đổi bất thường trong tài khoản sẽ phản ánh những thay đổi trong quản trị tài chính của DN.
- Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: Cán bộ quản lý khách hàng thường kiểm tra tài sản bảo đảm thông qua các báo cáo định kỳ của khách hàng về tình trạng tài sản bảo đảm hoặc định kỳ kiểm tra thực tế tại nơi có tài sản,... Việc thường xuyên kiểm tra tài sản giúp cho ngân hàng nắm bắt được những biến động về giá trị của tài sản bảo đảm và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra định kỳ địa điểm sản xuất của khách hàng nhằm đánh giá được thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, quá trình thực hiện phương án sản xuất, hàng tồn kho ....
❖ Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
ngân hàng Nhà nước, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng là DN, dư nợ tín dụng được phân loại thành 05 nhóm dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank và có tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng như bảng sau:
A BBB Nợ nhóm 2 5% BB B Nợ nhóm 3 20% CCC CC C Nợ nhóm 4 50% D Nợ nhóm 5 100%
cuối cùng và kỳ 30 tháng 11 rà soát danh mục các khoản nợ nhóm 5, thuộc đối tượng và đủ điều kiện sử dụng dự phòng để XLRR theo quy định.
Những tồn tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Thái Bình:
- Báo cáo thẩm định khách hàng doanh nghiệp chưa đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả
- Đối với quá trình kiểm soát sau cho vay chua đua ra đuợc phuơng án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế của khách hàng, kỹ thuật kiểm soát chua hiệu quả
> Thực trạng hoạt động xử lý rủi ro tín dụng
Hiện tại, Agribank đã hoàn thiện mô hình quản lý khép kín để có thể xử lý triệt để các khoản tín dụng có vấn đề.
Ngân hàng đã phân loại các khoản nợ thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và lên phuơng án xử lý khác nhau với các khoản nợ đó. Trên nguyên tắc khi các khoản nợ nhảy sang nhóm 03 thì ngân hàng đã phải quản trị ngay vì nợ lúc đó là nợ xấu và có độ rủi ro rất cao. Vấn đề ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Bình là các khoản nợ xấu đuợc phát hiện và xử lý quá muộn. Các khoản nợ khi nhảy sang nhóm 05 tức là nợ đã quá xấu (có khả năng mất vốn) mới đuợc tổ chức xử lý. Các biện pháp ngân hàng thuờng sử dụng để xử lý nợ xấu là:
- Nhóm các biện pháp khai thác nhu gia hạn, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, cho vay thêm hoặc các hỗ trợ tu vấn khác. Những biện pháp này đuợc áp dụng đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan hoặc nếu chủ quan thì do lỗi không cố ý và khoản nợ phải có triển vọng khôi phục trong tuơng lai.
- Nhóm các biện pháp thanh lý nhu thu hồi nợ bằng tài sản bảo đảm, nhờ sự can thiệp của pháp luật ... áp dụng cho các khoản vay có nguyên nhân chủ quan do lỗi cố ý và khoản nợ không có khả năng khôi phục trong tuơng lai.
Nhu vậy việc xác định biện pháp áp dụng chủ yếu dựa vào tính “có thể khôi phục trong tuơng lai” của khoản vay. Hai truờng hợp có thể xảy ra, thứ nhất, khách hàng tìm cách đua ra các bằng chứng chứng minh triển vọng khôi phục khoản vay trong tuơng lai để đuợc tiếp tục vay vốn. Thứ hai là chính cán bộ ngân hàng muốn che dấu tính nghiêm trọng của khoản nợ bằng cách thông đồng với khách hàng đua ra bằng chứng đó. Cả hai truờng hợp trên dẫn đến
hậu quả là ngân hàng xác định sai tính nghiêm trọng của khoản nợ xấu và thay vì việc có biện pháp xử lý kịp thời thì lại để khoản nợ ngày một xấu hơn, đến khi muốn xử lý thì đã quá muộn.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚIKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG