Đối với Chính phủ, ngânhàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129 - 132)

III. Theo đối tượng

T Dư nợ trọng

3.3.1. Đối với Chính phủ, ngânhàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác

quan khác

Đối với Chính phủ

+ Nhà nuớc cần chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các DN nhất là đối với các DN thua lỗ, có sản phẩm ứ đọng và có nợ quá hạn ngân hàng không có khả năng trả nợ.

+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của DN sao cho phù hợp với năng lực thực tế của DN đó.

+ Cần quy định cụ thể các cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho DN phải chịu trách nhiệm về tu cách pháp nhân, vốn tự có thực tế, năng lực trình độ của DN, số luợng ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động và năng lực trình độ quản lý thực tế của DN

+ Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn gây thất thoát vốn của ngân hàng.

lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc

Trong tình hình thực tế hiện nay, một trở ngại rất lớn cho ngân hàng khi thu thập thông tin về khách hàng để có quyết định đúng đắn đối với khoản vay là tình trạng các DN không phản ánh chính xác thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn và rủi ro tín dụng hiện nay. Vì vậy Nhà nước phải có ngay các biện pháp cứng rắn, bắt buộc các DN phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các DN.

+ Xây dựng các biện pháp bảo đảm môi trường kinh tế ổn định góp phần bảo đảm hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

Trong thời gian vừa qua cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên làm cho môi trường kinh tế không ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các DN, làm đảo lộn chính sách tín dụng của các ngân hàng. Bên cạnh đó sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các DN chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không kịp với sự thay đổi của các chính sách . Một số các DN gặp khó khăn, tồn kho ứ đọng, hàng hóa vật tư thua lỗ, mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn, khó đòi. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các DN và ngân hàng.

+ Nhà nước cho phép thành lập các tổ chức cung cấp thông tin bảo đảm độ chính xác kịp thời để cung cấp cho các TCTD

Đối với ngân hàng Nhà nước

+ Ngân hàng Nhà nước cần có nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực phát triển các ngành nghề nông lâm thủy sản; thực hiện tháo gỡ khó khăn cho các DN khi gặp thiệt hại do thiên tai

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng. Thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM VN. Chính vì vậy, CIC cần phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin củacơ quan quản trị nhà nước về DN, để thu thập thêm các thông tin vềnhững DN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả DN chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộccác ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằmkhai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các Ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản, đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại phòng tránh rủi ro.

- Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất

Đối với các cơ quan hữu quan khác

Bộ tài chính cần hướng dẫn thực hiện tốt việc hạch toán kế toán của DN theo pháp lệnh hạch toán và thống kê nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học và kip thời các báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định của ngân hàng.

Các cơ quan thống kê cần đẩy mạnh công tác thống kê DN, đảm bảo tính chính xác, kịp thời khi cung cấp thông tin cho các ngân hàng.

Cơ quan thuế trung ương và địa phương cần có cơ chế phối hợp với các ngân hàng trong việc xác minh báo cáo tài chính của các DN để đảm bảo hai bên đều nhận được thông tin, số liệu giống nhau, loại bỏ tình trạng gian lận trong việc kê khai tình hình hoạt động kinh doanh trong năm tài chính.

Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cần tăng cường trách nhiệm đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, tránh tình trạng dự án được phê duyệt thiếu căn cứ khoa học và tính thực tiễn không cao, không phát huy được hiệu quả gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Việc xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất hiệu lực cao, hệ thống quản lý hành chính gọn nhẹ không rườm rà, quan liêu bao cấp sẽ giúp cho hoạt động của các DN có thể diễn ra thông suốt liên tục, hoạt động của các NHTM có được sự an toàn hiệu quả...

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w