III. Theo đối tượng
T Dư nợ trọng
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tíndụng trong cho vay doanh nghiệp
doanh nghiệp
Để làm được điều đó, cần xem xét kỹ lưỡng các vấn đề sau:
- Năng lực pháp lý và năng lực tài chính của DN. Kiểm tra hồ sơ pháp lý thông qua quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng .... Đối với năng lực tài chính, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với báo cáo tài chính của các DN. Phân tích báo cáo tài chính là một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thực trạng hiện nay cho thấy các báo cáo tài chính của các DN đặc biệt là DNNVV không theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho công
tác thẩm định. Vì thế ngân hàng cần yêu cầu DN nộp báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán và cơ quan thuế, qua đó giúp cho chất luợng thẩm định đuợc chính xác hơn.
- Thẩm định dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấp tín dụng vì hiện nay các ngân hàng chủ yếu dựa vào tính khả thi, hiệu quả của các dự án đầu tu để ra quyết định cho vay. Ngân hàng tiến hành thẩm định dự án qua các chỉ tiêu: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV) ... Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải thẩm định về phuơng diện kỹ thuật, thẩm định về mặt số luợng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục của thiết bị, dây chuyền sản xuất và năng lực hiện có của DN so với quy mô dự án, thẩm định địa điểm xây dựng dự án, thẩm định các yếu tố nhu môi truờng xã hội, tổ chức quản lý thực hiện và vận hành dự án ...
- Để công tác thẩm định đuợc đầy đủ, chính xác, ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều phía, trên nhiều phuơng diện, ngoài những thông tin do DN cung cấp, cần phải thu thập thông tin từ bên ngoài nhu thông tin về chiến luợc phát triển quy hoạch vùng, thông tin thị truờng, bạn hàng, nguời thân quen . hoặc thông tin từ những cơ quan có liên quan đến các DN. Có nhu vậy, cán bộ thẩm định mới hiểu rõ về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội tác động nhu thế nào đến hiệu quả của phuơng án đó. Kết quả phân tích sẽ giúp cho ngân hàng đua ra quyết định tín dụng đúng đắn và có giải pháp để phòng ngừa rủi ro.
- Đánh giá uy tín, tu cách của DN nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro là các âm muu lừa đảo. Cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu thông qua giá cả, chất luợng sản phẩm, thị phần của DN, quan hệ thanh toán với khách hàng, nhân viên, thuế .
thụ sản phẩm về mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã thị hiếu của nguời tiêu dùng, xem xét các h ợp đồng đầu vào, đầu ra. Chú ý đến những DN cung cấp hàng hóa cho một thị truờng hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất, vì những DN này thiếu tính chủ động, dễ gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa dẫn đến rủi ro về tài chính khi có s ự biến động của thị truờng tiêu thụ.
- Nên chuyên môn hóa việc quản lý/thẩm định khách hàng theo ngành nghề kinh tế. Phân chia đội ngũ cán bộ thành các nhóm khác nhau phụ trách cho vay đối với DN thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có kiến thức sâu rộng hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành thẩm định cho vay, nâng cao chất luợng thẩm định.
Hơn hết, cán bộ ngân hàng phải triệt để tuân thủ đúng quy trình thẩm định tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Truờng hợp cán bộ nào không tuân thủ cần có biện pháp nghiêm khắc xử lý ngay mặc dù có thể sự việc chua gây ra rủi ro nào cho ngân hàng.