Mô hình phân tích truyền thống

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Tổng kết từ kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới cho thấy rằng khi xem xét một hồ sơ xin vay của khách hàng thì các NHTM thường tiến hành nghiên cứu chi tiết sáu khía cạnh (6"C", chữ cái đầu của tiếng Anh) của hồ sơ xin vay: Năng lực, vốn, tư cách, tài sản bảo đảm, điều kiện và sự kiểm soát. Tất cả phải thỏa mãn các yêu cầu đối với một khoản cho vay tốt theo quan điểm của người cho vay.

Năng lực (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có đủ tư cách về pháp lý có đủ điều kiện về năng lực pháp luật dân sự hay năng lực hành vi dân sự hay không? Khách hàng có năng lực kinh nghiệm quản lý điều hành để sinh lợi nhuận như mục tiêu của DN hay không? Hay sự ổn định hay nhạy bén về thị trường ngành nghề sản xuất, kinh doanh đến đâu? ...

Vốn (Capital): Cán bộ tín dụng phải nắm được tình hình tài chính của khách hàng khi thẩm định kỹ các khoản mục phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền ra vào của khách hàng ... bên cạnh phải kiểm tra thường xuyên về tài sản bảo đảm của khách hàng để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng xem tài sản đó có tăng, giảm hay giữ nguyên được giá trị hay khách hàng mới đầu tư thêm tài sản cố định gì không? . để đánh giá nguồn lực tài chính, dòng vốn của khách hàng có ổn định để đạt được như phương án vay của khách hàng.

Tư cách (Character): Cán bộ tín dụng phải có được những bằng chứng cho thấy rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc. Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng nên tính cách của khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng cảm thấy

khách hàng đó không trung thực trong cam kết sử dụng vốn vay hay kế hoạch trả nợ thì khoản cho vay sẽ không được thực hiện bởi vì nếu cho vay, nó sẽ rất có thể trở thành một khoản nợ khó đòi đối với ngân hàng.

Tài sản thế chấp (Collateral): Trong việc đánh giá tài sản thế chấp dành cho khoản vay, cán bộ tín dụng phải đặt câu hỏi: Người vay có sở hữu một tài sản nào với giá trị ròng tương xứng với khoản vay không? Cán bộ tín dụng phải rất nhạy cảm với những đặc điểm như thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên môn hóa thể hiện ở tài sản của khách hàng. Ở đây, công nghệ có một vị trí quan trọng. Nếu tài sản của khách hàng quá lỗi thời về công nghệ, giá trị thế chấp của chúng sẽ bị giảm bởi lý do: ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm người mua lại những tài sản này nếu khoản cho vay không được hoàn trả.

Các điều kiện môi trường (Conditions): Cán bộ tín dụng và các chuyên gia phân tích tín dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của khách hàng cũng như của ngành mà khách hàng hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Để có thể phân tích nội dung này, NHTM rất cần lưu trữ các dữ liệu thông tin từ các báo, tạp chí, báo cáo nghiên cứu về các ngành mà ngân hàng phục vụ chủ yếu.

Sự kiểm soát (Control): Nhân tố cuối cùng trong việc đánh giá độ tin cậy của một khách hàng là sự kiểm soát, nó tập trung vào các câu hỏi như: Liệu những thay đổi khi chính sách đưa ra quy định mới có ảnh hưởng bất lợi đến người vay không và liệu khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do các cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra? ...

Từ phương pháp đánh giá 6C ta có thể đánh giá mặt tổng quan nhất về khách hàng để có những phương hướng cho vay hay từ chối cho vay khách hàng sao cho hợp lý và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 1323 quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w