Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.1.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Để đánh giá rủi ro tín dụng, có nhiều phương pháp để đo lường như dựa vào chỉ tiêu trực tiếp: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó cũng có các chỉ số gián tiếp để cho biết dấu hiệu rủi ro tín dụng như: quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR- capital adequacy ratio).

1.1.6.1. Chỉ tiêu trực tiếp đo lường rủi ro tín dụng

Theo định nghĩa của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Từ định nghĩa này, các khoản vay của khách hàng khi quá hạn từ 1 ngày trở lên so với ngày thực hiện nghĩa vụ (trả gốc và/hoặc lãi) thì được coi là khoản nợ quá hạn. Trong quản trị rủi ro, khách hàng khi phát sinh tín dụng (vay vốn, mở thẻ tín dụng, bảo lãnh, v.v.) sẽ được phân loại nợ theo quy định của Thông tư 02/2013/TT- NHNN thành 5 nhóm nợ. Về mặt định lượng theo số ngày quá hạn, 5 nhóm nợ được phân bổ như sau: (1) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): nợ trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày; (2) Nhóm 2 (nợ cần chú ý): nợ quá hạn từ 10-90 ngày; (3) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): nợ quá hạn từ 91-180 ngày; (4) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): nợ quá hạn từ 181-360 ngày; và (5) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): nợ quá hạn 360 ngày trở lên. Trong các tài liệu về tín dụng, nợ xấu là các khoản thanh toán quá hạn hơn 90 ngày (Singh và cộng sự, 2021; Bayar, 2018). Từ đây, nợ quá hạn được tính dựa vào tổng dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5; nợ xấu bao gồm dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt được tính toán dựa vào tỷ số nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ quá hạn Tổng dư nợ nhóm 2,3,4 và 5 Tỷ lệ nợ quá hạn = = Tổng dư nợ Tổng dư nợ r Nợ xấu Tổng dư nợ nhóm 3,4 và 5 Tỷ lệ nợ xâu = ________-_________ = ______________-________________ Tổng dư nợ Tổng dư nợ

Cả hai chỉ số nợ quá hạn và nợ xấu thường được sử dụng song song trong quản trị rủi ro. Theo đó, nợ quá hạn giống như lớp phòng tuyến thứ nhất để cảnh báo ngân hàng về các rủi ro tiềm ẩn của khách hàng. Nợ xấu có mức độ rủi ro hơn, là những khoản vay quá hạn lâu hơn và khả năng thu hồi nợ thấp hơn so với nợ quá hạn. Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều kiện để tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu/trái phiếu là tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Nợ có khả năng mất vốn là nợ được phân loại thành nợ xấu phải trích lập dự phòng 100%. Các nhà quản trị ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ tín dụng tối đa là 1%.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ có khả năng Nợ có khả năng mất vốn

Ã. 1 . X . =--- C ---x 100%

mât vốn trên tổng dư nợ Tổng dư nợ

Ngoài các chỉ số trên, nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đại diện cho rủi ro tín dụng của các ngân hàng (Nugroho và cộng sự, 2021; Zheng và cộng sự, 2019). Dự phòng rủi ro tín

dụng được sử dụng để đánh giá việc quản lý vốn, các khoản tích lũy lớn, và tác động đến thu nhập và vốn pháp định của các ngân hàng thương mại; đồng thời phản ánh các khoản lỗ của danh mục cho vay trong tương lai. Các nhà đầu tư coi việc tăng dự phòng rủi ro cho vay là sự lành mạnh của ngân hàng (Ahmed và cộng sự, 1999).

Dự phòng rủi ro cho vay

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = ___________-________________

Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro tín dụng, bao gồm dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể nhằm đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Định kỳ mỗi quý trong năm, ngân hàng sẽ tính toán dư nợ và phân loại nợ để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Cách trích lập dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể khác nhau và phục vụ mục đích khác nhau (quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN): (1) Dự phòng chung: được tính bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (trừ tiền gửi tổ chức tín dụng, vay mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam). Dự phòng cụ thể nhằm phòng vệ các rủi ro mà tổn thất chưa thể xác định được. (2) Dự phòng cụ thể: được trích trên dư nợ sau khấu trừ tài sản đảm bảo theo từng nhóm nợ (nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%). Dự phòng cụ thể nhằm phòng vệ rủi ro phi hệ thống xảy ra trên từng khách hàng cụ thể. Và tùy theo mức độ rủi ro tăng dần, mức trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng dần theo lên đến 100% giá trị dư nợ sau khấu trừ tài sản đảm bảo đối với khách hàng phân loại nợ nhóm 5. Khi đủ điều kiện, các khách hàng nợ xấu có thể được thực hiện lấy số dự phòng rủi ro cụ thể đã trích để xử lý rủi ro hoặc bán nợ cho tổ chức mua nợ VAMC. Việc xử lý rủi ro hoặc bán nợ VAMC này nhằm

đưa nợ xấu ra ngoại bảng, theo dõi dưới dạng trái phiếu VAMC, giúp bảng cân đối kế toán của ngân hàng trở nên “sạch” hơn, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.

1.1.6.2. Chỉ số gián tiếp đo lường rủi ro tín dụng

Bên cạnh các chỉ số trực tiếp để đo lường rủi ro tín dụng, các chỉ số gián tiếp như quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng. Quy mô tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ bình quân trên mỗi cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng bình quân trên mỗi cán bộ tín dụng. Quy mô tín dụng gián tiếp phản ánh mức độ rủi ro tín dụng; chẳng hạn dư nợ trên tổng tài sản tăng quá nhanh nhưng không tương ứng với khả năng của ngân hàng sẽ làm phát sinh rủi ro tín dụng (Aytekin, 2016; Kjosevski and Petkovski, 2017). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng nếu quá nhanh sẽ dẫn đến tăng trưởng nóng, là chỉ số gián tiếp thể hiện ngân hàng đang nới lỏng tín dụng cho khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến các rủi ro tín dụng do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng không thể kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, v.v. (Espinoza và Prasad, 2010; Quagliariello, 2007). Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng thương mại hàng năm. Nếu các ngân hàng thương mại vi phạm chỉ số này sẽ bị các chế tài từ Ngân hàng Nhà nước. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), được quy định theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Đây là một trong ba trụ cột chính của hiệp ước vốn Basel II. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu yêu cầu ngân hàng thương mại cần có mức vốn tối thiểu với tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng chịu rủi ro của ngân hàng. Theo quy định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 8%.

1.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w