Thực hiện quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 65)

7. Kết cấu luận văn

2.3.5. Thực hiện quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên và liên tục để kịp thời phát

Các sai sót --- Nă m 2018 2019 2020 (1) Hồ sơ pháp lý 7 8 6 (2) Hồ sơ kinh tế 6 5 5 (3) Hồ sơ vay vốn 10 9 8

hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp trong mọi nghiệp vụ tại Chi nhánh. Các tồn tại, sai sót được phát hiện thường là những vấn đề như sau: (1) Về hồ sơ pháp lý: thiếu biên bản góp vốn, điều lệ doanh nghiệp chưa được cập nhật, v.v. (đối với pháp nhân); thiếu hộ khẩu, CMND, xác nhận tình trạng hôn nhân, v.v. (đối với cá nhân). (2) Về hồ sơ kinh tế: không có chữ ký người lập, kế toán trưởng trên báo cáo tài chính theo quy định; thiếu hợp đồng kinh tế chứng minh năng lực hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo tài chính thiếu lưu chuyển tiền tệ; báo cáo tài chính chưa được kiểm toán độc lập, v.v. (3) Về hồ sơ vay vốn: thiếu phiếu thu thập thông tin khách hàng; thẩm định sơ sài về thông tin tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn tự có của khách hàng, nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng, v.v. (4) Về hồ sơ giải ngân: thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn; sử dụng phương tiện thanh toán chưa đúng theo quy định; định kỳ hạn trả nợ chưa hợp lý so với nguồn thu nhập của khách hàng, v.v. (5) Về kiểm tra sau khi cho vay: thiếu biên bản kiểm tra sau khi cho vay; biên bản kiểm tra sơ sài, mang tính hình thức; kiểm tra sau chưa kịp thời theo quy định, v.v. (6) Về tài sản bảo đảm: chưa mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm có độ rủi ro cao; định giá tài sản bảo đảm thiểu thông tin tham khảo, v.v. (7) Về công tác xử lý nợ quá hạn: tiến độ thực hiện công tác xử lý nợ; thái độ tích cực hay không tích cực của cán bộ quản lý khoản vay, v.v. Qua các tồn tại, sai sót được phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ đề cập, các phòng nghiệp vụ thực hiện chỉnh sửa sai sót và rút kinh nghiệm cho các hồ sơ tiếp sau. Qua Bảng 2.8, tần suất sai sót trong nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh giảm dần qua các năm.

Bảng 2.8: Tổng hợp các sai sót qua kiểm tra nghiệp vụ tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

(6) Hồ sơ về tài sản đảm bảo 5 4 3

(7) Hồ sơ về xử lý nợ 2 2 1

- Tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa, sự cần thiết của công tác thẩm định cho vay cũng được ban lãnh đạo Chi nhánh khẳng định. Với mong muốn phát triển Chi nhánh hơn nữa, ban lãnh đạo cũng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định cho vay trong việc ra các quyết định đầu tư (cho vay), đặc biệt là đối với dự án cần có lượng vốn tài trợ lớn.

- Việc phân cấp thực hiện thẩm định cho vay xuống các phòng ban; công tác thẩm định cho vay do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Riêng đối với dự án nhỏ, việc thẩm định cho vay do một nhân viên thẩm định. Sau đó, báo cáo thẩm định cùng hồ sơ khách hàng vay sẽ được trình lên trưởng phó

phòng, rồi sau cùng trình lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Đối với các dự án lớn, việc thẩm định sẽ được thực hiện bởi sự kết hợp giữa nhiều nhân viên (thành lập tổ thẩm định chuyên trách).

- Kết quả thẩm định thiếu chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm như từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt và đồng ý cho vay với những khách hàng không đủ điều kiện, từ đó làm giảm sút chất lượng tín dụng cho vay, gây ra tổn thất cho Chi nhánh.

2.3.6.2. Bộ hồ sơ cho vay và giải ngân vốn vay

- Bộ hồ sơ cho vay: Khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Tùy theo từng đối tượng khách hàng, loại hình vay và phương thức cho vay, bộ hồ sơ vay vốn cần đáp ứng đầy đủ theo quy định các tài liệu cơ bản như sau: (1) hồ sơ pháp lý khách hàng vay; (2) hồ sơ kinh tế; (3) hồ sơ vay vốn; (4) hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có).

- Giải ngân vốn vay: Chi nhánh thực hiện giải ngân khi khách hàng có yêu cầu và có đầy đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay; đối với cho vay trung và dài hạn thực hiện dự án kinh doanh, Chi nhánh giải ngân sau khi khách hàng sử dụng vốn đối ứng trước. Trước khi giải ngân, cán bộ quản lý khoản vay lập báo cáo đề xuất giải ngân để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra mục đích vay vốn, việc thực hiện các điều kiện khách hàng đã cam kết, bảo đảm tiền vay; kiểm tra chứng từ giải ngân theo quy định. Và sử dụng các phương tiện thanh toán phù hợp để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Agribank,

2.3.6.3. Quản lý nợ cho vay

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn theo đúng thời gian quy định (chậm nhất trong vòng 30 ngày đối vốn pháp nhân,

cá nhân cư trú tại địa bàn thị trấn và phường; và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn. Nội dung kiểm tra được ghi nhận tại biên bản kiểm tra sau khi cho vay như tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, ý kiến cán bộ kiểm tra, ý kiến khách hàng vay vốn để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

2.3.6.4. Quản lý hồ sơ tín dụng, hạch toán cho vay, thu nợ

Mỗi hồ sơ tín dụng đều có danh mục hồ sơ. Bố trí cán bộ hạch toán cho vay, thu nợ và được giao quản lý hồ sơ theo quy định của Agribank. Cán bộ kho quỹ quản lý giấy tờ về tài sản bảo đảm. Người quản lý nợ cho vay quản lý các tài liệu còn lại của bộ hồ sơ, Sau khi tất toán khoản vay bộ hồ sơ cho vay được lưu giữ tại phòng lưu giữ tài liệu theo quy định hiện hành.

2.3.7. Thực hiện quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng

(1) Tài sản bảo đảm: Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa nhận tài sản bảo đảm cho các khoản vay giai đoạn 2018-2020 chủ yếu là bất động sản và chứng chỉ tiền gửi; đây là loại tài sản bảo đảm có mức độ rủi ro thấp, hạn chế tối đa việc nhận tài sản bảo đảm là chứng khoán, tài sản khác mang yếu tố rủi ro cao, như: quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền tài sản hình thành trong tương lai. Phân tích cho thấy tài sản bảo đảm là chứng chỉ tiền gửi luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 50% tổng số món vay; tuy nhiên, đây là các khoản vay của khách hàng cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, cầm cố lại số tiền gửi tiết kiệm của mình trong thời gian ngắn. Tài sản bảo đảm tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa đa số vẫn là bất động sản thuộc địa bàn huyện và các địa phương lân cận:

- Đối với bất động sản ở địa bàn đô thị (thị trấn, phường), việc định giá tài sản giữa Chi nhánh và bên bảo đảm thỏa thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương, nơi có tài sản trên cơ sở thông tin gồm: chuyển nhượng đăng báo tại thời điểm định giá; giá trị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương ứng cùng loại, giá theo tài liệu của phòng tài nguyên và môi trường, công ty môi giới kinh doanh bất động sản, sản giao dịch bất động sản, v.v.

- Đối với bất động sản là đất nông nghiệp, việc định giá được xác định theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

- Đối với động sản, bất động sản (trừ quyền sử dụng đất) và các loại tài sản bảo đảm khác, giá trị do Chi nhánh và bên bảo đảm thỏa thuận theo giá trị mua bán thực tế trên thị trường tại thời điểm định giá. Trường hợp không xác định được giá thị trường, thỏa thuận trên cơ sở các loại giá sau: giá quy định của Nhà nước (nếu có); giá trị giao dịch mua bản của tài sản đó (hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, tờ khai hải quan, v.v.); giá trị còn lại của tài sản được ghi nhận trên sổ sách kế toán của bên bảo đảm (bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính); giá trị của tài sản bảo đảm đã được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá.

Bảng 2.9: Tổng hợp phân loại tài sản đảm bảo tại Agribank-Chi nhánh Sơn

Hòa.

(1) Bất động sản 136 27,81% 159 30,4% 142 27,9 % (2) Động sản 11 2,25 % 8 1,53% 9 1,77 % (3) Chứng chỉ tiền gửi 289 59,1 % 301 57,55% 319 62,67% (4) Chứng khoán 53 10,84 55 10,52% 39 7,66 % (5) Khác 0 0,00 % 0 0,00% 0 0,00 % Tổng cộng 489 100% 523 100% 509 100%

Nă m Loại khách hàng^\^ 2018 2019 2020 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng AAA (Từ 90-100) 42 15,67% 32 12,45% 39 14,29% AA (Từ 80-Dưới 90) 147 54,85% 145 56,42% 148 54,21%

(2) Giao kết giao dịch bảo đảm: Các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đều được ký kết hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ 3, hợp đồng cầm cố tài sản, v.v. với các điều khoản rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Hợp đồng thế chấp tài sản được thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch đúng theo quy định của pháp luật.

(3) Thực hiện giao dịch bảo đảm: Đối với các tài sản bảo đảm là hàng hóa trong kho, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện ký kết hợp đồng thuê bên thứ 3 có đủ điều kiện về cất giữ, bảo quản và quản lý tài sản để thực hiện việc cất giữ tài sản cầm cố, và thường xuyên kiểm tra hàng tháng tài sản cầm cố nhằm đánh giá hiện trạng tài sản để có phương án xử lý phù hợp, kịp thời.

(4) Xử lý tài sản bảo đảm: Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiến hành làm việc với chủ tài sản bảo đảm để đưa ra phương án xử lý phù hợp, có thể là cho khách hàng tự bán tài sản hoặc đưa tài sản qua trung bán đấu giá thực hiện bán tài sản. Nếu khách hàng, chủ tài sản bảo đảm thiếu thiện chí hợp tác, Chi nhánh cũng cố hồ sơ và tiến hành nộp đơn khởi kiện khách hàng ra Tòa án nhân dân.

2.3.8. Việc thực hiện quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng

- Chấm điểm, xếp hạng khách hàng: Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện đo lường mức độ rủi ro tín dụng thông qua việc phân loại khách hàng theo quy định hiện hành số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Agribank. Hàng quý, Chi nhánh thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, hoàn thành trước ngày cuối quý, riêng quý IV hoàn thành trước ngày 30/11. Hệ thống sẽ tự động chấm điểm, xếp hạng cho khách hàng dựa trên thông tin của lần chấm điểm, xếp hạng khách hàng gần nhất trong quý.

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp hạng khách hàng cá nhân tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

BB (Từ 65-Dưới 70) 8 4,48% 9 4,67% 13 5,13% B (Từ 60-Dưới 65) 2 0,75% 3 1,17% 5 1,83% CCC (Từ 55-Dưới 60) 1 0,37% 2 0,78% 4 1,47% CC (Từ 50-Dưới 55) 4 1,49% 5 1,95% 6 2,20% C (Từ 45-Dưới 50) 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% D (Dưới 45) 3 1,12% 4 1,56 7 2,56% Tổng cộng 268 100% 257 100% 273 100%

khách hàng AAA (Từ 90-100) 14 20,90% 1 0 13,89% 11 13,58% AA (Từ 80-Dưới 90) 27 40,30% 2 4 33,33% 37 45,68% A (Từ 75-Dưới 80) 19 28,36% 2 3 31,94% 18 22,22 BBB (Từ 70-Dưới 75) 2 2,99% 6 8,33% 4 5,97% BB (Từ 65-Dưới 70) 4 5,97% 5 6,94% 5 6,94% B (Từ 60-Dưới 65) 0 0,00% 1 1,49% 1 1,49% CCC (Từ 55-Dưới 60) 0 0,00% 1 1,49% 2 2,78% CC (Từ 50-Dưới 55) 1 1,49% 0 (0,00%) 2 2,78% C (Từ 45-Dưới 50) 0 0,00% 2 2,78% 0 0,00% D (Dưới 45) 0 0,00% 0 0,00% 1 1,49% Tổng cộng 67 100% 7 2 100% 73 100%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa)

Qua Bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ khách hàng được xếp loại AAA-loại tốt nhất của Agribank-trong năm 2020 chiếm khoảng 14,29% trên tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong năm 2020 là khách hàng xếp loại AA với tỷ lệ 54,21% trên tổng số khách hàng của Chi nhánh. Do vẫn tồn tại nhiều khách hàng chậm trễ và kéo dài thời gian trả nợ, không có thiện chí trong việc thanh toán nợ, do đó, tồn tại một lượng khách hàng xếp loại CCC trở xuống; trong năm 2020,

có đến 7 khách hàng xếp loại D. Đối với khách hàng pháp nhân, tiêu chí chấm điểm nhiều hơn và chi tiết hơn như: Rủi ro ngành nghề, mức độ cạnh tranh trong ngành, khả năng phát triển bền vững, khả năng tài chính, v.v. nên ít có đơn vị đạt được loại AAA, từ năm 2018 đến năm 2020, mới có được từ 10 (trong năm 2019) đến 14 khách hàng (trong năm 2018) đạt xếp loại AAA. Đa số khách hàng pháp nhân đạt xếp hạng AA và A.

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả xếp hạng khách hàng pháp nhân tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

2.4. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng bền vững, ổn định và có sự phát triển mạnh mẽ. Điều đó thể hiện trên tất cả các mặt, trong đó phải kể đến hoạt động tín dụng. Những mặt đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng như sau:

- Trích lập dự phòng đầy đủ (dự phòng chung và dự phòng cụ thể) theo đúng quy định của Agribank, quy mô tín dụng của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa phù hợp và đúng định hướng của Agribank tỉnh Phú Yên, bám sát mục tiêu phát triển định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng nâng cao uy tín của Agribank tỉnh Phú Yên.

- Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tập trung đầu tư cho vay hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có quy mô khách hàng lớn và khách hàng truyền thống, với nhiều phương thức cho vay, đa dạng hóa đối tượng đầu tư.

- Ban lãnh đạo Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa quan tâm về hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng, đã có các biện pháp đồng bộ, tích cực và hiệu quả về khả năng phòng ngừa, phát hiện và thu hồi nợ rủi ro. Công tác kiểm tra và kiểm soát cũng được chú trọng, định kỳ hoặc đột xuất Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa kiểm tra công tác tín dụng theo chuyên đề bên cạnh các chuyên đề kiểm tra theo kế hoạch hàng năm của Agribank tỉnh Phú Yên.

- Để tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn do nguyên nhân khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi nhánh linh hoạt áp dụng cơ chế miễn giảm lãi tiền vay theo quy định và hướng dẫn của

Agribank từng thời kỳ để tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua khó khăn, trả được nợ cho ngân hàng.

2.4.2. Những hạn chế

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa có nhiều cố gắng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể sau:

- Về nguy cơ rủi ro tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro cho vay tăng theo từng năm, đặt ra áp lực cho Chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Về tài sản bảo đảm tiền vay: Hiện nay việc chuyển nhượng tài sản là bất động sản rất khó khăn và thủ tục phức tạp, thời gian chuyển nhượng thường kéo dài. Các quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo chưa đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn, cách hiểu khác nhau làm cho việc xử lý tài sản còn nhiều vướng mắc, tiến độ xử lý kéo dài, v.v. ảnh hưởng đến kết quả xử lý thu hồi nợ của ngân hàng.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng của Agribank- Chi nhánh Sơn Hòa không đồng đều (một số được tuyển dụng chưa qua đào tạo đúng theo chuyên ngành, một số là con em cán bộ được bổ sung do biên

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w