Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 58)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Liên quan việc lập quỹ dự phòng rủi ro cho vay, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014. Hàng quý, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, cụ thể: (1) Dự phòng chung: trích lập 0,75% tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 4); (2) Dự phòng cụ thể: trích lập theo từng nhóm nợ (nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; và nhóm 5: 100%). Lưu ý là dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản nợ được tính bằng giá trị còn lại của khoản nợ trừ giá trị của tài sản đảm bảo đã được khấu trừ theo các tỷ lệ được quy định trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại, do đó, phải hạn chế dư nợ xấu và nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn để hạ thấp được tỷ lệ này. Tương tự phân tích tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa chứng kiến sự gia tăng giá trị cũng như tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng kể từ năm 2018. Cụ thể, năm 2018 có mức trích lập thấp nhất là 3,02 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập là 0,44%, trong khi năm 2020 cho thấy tỷ lệ trích lập cao nhất là 1,61% với tổng mức trích lập ghi nhận được là 12,76 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu dư nợ quá hạn và nợ xấu lớn nhất của Chi nhánh.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

từng năm trong giai đoạn 2018-2020, kéo theo các tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao. Các phân tích cảnh báo vấn đề rủi ro tín dụng đang là mối đe dọa lên hiệu quả hoạt động và tính ổn định của Chi nhánh. Do đó, điều cần thiết là phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa nhằm phát hiện các điểm hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

---Tỷ lệ nợ quá hạn

---Tỷ lệ nợ xấu

---Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Sơ đồ 2.2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa

2.3.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng tốt phù hợp quy luật khách quan, phù hợp với môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh là điều kiện quan trọng để quản trị tốt rủi ro tín dụng của ngân hàng; các ngân hàng thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro không lường trước được. Do đó, muốn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là “tăng trưởng tín dụng đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế", Agribank-Chi nhánh

nội bộ

Sơn Hòa nói riêng và Agribank tỉnh Phú Yên nói chung có một số định hướng cơ bản như sau:

- Những năm qua, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa có nhiều bước tiến vượt bậc góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội của huyện Sơn Hòa, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiếp tục mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ để đáp ứng vốn phát triển kinh tế tại địa phương.

- Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tạo cho Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thị phần tín dụng lớn, khối lượng khách hàng truyền thống đông đảo, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiếp tục khai thác tốt về mối quan hệ sẵn có của khách hàng truyền thống này và tiếp cận để mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới để đầu tư tín dụng.

- Việc mở rộng tín dụng thường đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng, nên việc hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. Chi nhánh trong những năm qua một mặt tiếp tục mở rộng tín dụng, lựa chọn đầu tư các dự án khả thi và hiệu quả, mặt khác tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ, nhằm giảm thiểu các khoản nợ rủi ro và hạn chế phát sinh nợ rủi ro mới.

2.3.2. xếp hạng tín dụng khách hàng

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 450 QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Agribank và hỏi thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước. Đây là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng thông qua đánh giá quy trình bằng thang điểm, dựa vào thông tin phi tài chính và thông tin tài chính của khách hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Thang điểm cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Phân loại nợ theo kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

Từ 70-Dưới 75 Từ 65-Dưới 70 BBB BB Nợ cần chú ý Nhóm 2 Từ 60-Dưới 65 Từ 55-Dưới 60 Từ 50-Dưới 55 B CCC CC

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

Từ 45-Dưới 50 C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

hạn chế các thông tin mà cán bộ không thu thập được. Tuy nhiên, việc đánh giá theo thang điểm còn có nhược điểm là chưa đánh giá chính xác về nguồn thông tin tài chính như: báo cáo tài chính của doanh nghiệp (hiện tại phải qua một cửa của cơ quan thuế); khi báo cáo tài chính nộp thuế thường doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận thấp để giảm trừ thuế. Nên việc quyết định cấp tín dụng căn cứ vào thang điểm cũng chưa chính xác.

2.3.3. Xác định nợ vay có vấn đề

Nhận biết, đánh giá được các rủi ro tín dụng tiềm ẩn là một cách để tự bảo vệ mình trước các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa chưa xây dựng mô hình riêng để đánh giá khoản vay (Agribank tỉnh Phú Yên cũng chưa ban hành) hoặc chưa có công cụ riêng để xác định và hạn chế rủi ro tín dụng. Phần lớn đánh giá nợ vay chỉ dựa vào dự án kinh doanh, các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, lịch sử quan hệ tín dụng, mức độ uy tín, tín nhiệm của khách hàng, thông qua các kênh hiện có khác nhau theo mối quan hệ của ngân hàng, và biện pháp này hoàn toàn không chính xác đối với tất cả các khách hàng. Để xác định sớm các khoản vay có vấn đề, Chi nhánh thực hiện các biện pháp:

- Thực hiện tốt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Thẩm định đúng quy định để có quyết định cho vay đúng. Trong đó chủ ý một số dấu hiệu như khách hàng cung cấp thông tin không trung thực, hồ sơ thủ tục của khách hàng thiếu hoặc không thể bổ sung được, dự án khách hàng có nhiều bên tham gia, hoặc không phù hợp với môi trường kinh doanh, v.v.

- Tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để có nhận định sớm nợ vay có vấn đề, như khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, dự án thu hẹp, quy mô sản xuất, ảnh hưởng không tốt của thị trường, tác động của mỗi trưởng đến dự án sản xuất kinh doanh. Đối với các ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao cần thường xuyên tiếp xúc khách hàng để nắm thông tin, kiểm soát vốn vay và tư vấn khách hàng khi cần thiết.

- Thông báo nợ vay đến hạn đầy đủ theo quy trình tín dụng nhằm phát hiện kịp thời khoản vay có vấn đề về thanh toán, khả năng trả nợ, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp cho từng trường hợp cụ thể theo quy định (khó khăn do nguyên nhân khách quan, chủ quan của khách hàng đi vay), chia sẻ khó khăn và hỗ trợ khách hàng đúng theo cơ chế tín dụng.

- Agribank tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo chuyên đề đối với các Chi nhánh (kể cả Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa) để kịp thời chấn chỉnh các sai sót và hỗ trợ phát hiện các khoản vay có vấn đề, qua kiểm tra kiểm soát, cảnh báo nợ vay đối với các ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoặc có nguy cơ trong thời gian tới khi có biến động của thị trường, nhằm cơ cấu nợ hợp lý.

2.3.4. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng

- Về công tác xử lý rủi ro tín dụng: (1) Sử dụng dự phòng cụ thể: Định kỳ hàng quý, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiến hành họp đánh giá các khoản nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) để xem xét, xử lý nợ rủi ro bằng nguồn dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ trong quyền của giám đốc Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. Đối với các khoản nợ vượt quyền phán quyết xử lý rủi ro của Chi nhánh, đơn vị lập tờ trình gửi Hội sở Agribank tỉnh Phú Yên, thậm chí là Agribank xem xét để xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng cụ thể của Chi nhánh. (2) Sử dụng dự phòng chung: Để xử lý các khoản nợ bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, v.v.) trên diện rộng theo chủ trương của Agribank.

- Nhận xét: Bên cạnh việc tích cực hạn chế trích dự phòng cụ thể, Chi nhánh cũng tăng cường xử lý nợ bằng nguồn dự phòng hiện có đối với các khoản nợ đủ điều kiện theo quy định, đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ dự phòng. Ngoài ra, Chi nhánh tập trung thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng nhằm giảm thấp nợ xấu, nợ xử lý rủi ro và bù đắp tài chính cho đơn vị khi phải trích lập dự phòng.

2.3.5. Thực hiện quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên và liên tục để kịp thời phát

Các sai sót --- Nă m 2018 2019 2020 (1) Hồ sơ pháp lý 7 8 6 (2) Hồ sơ kinh tế 6 5 5 (3) Hồ sơ vay vốn 10 9 8

hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp trong mọi nghiệp vụ tại Chi nhánh. Các tồn tại, sai sót được phát hiện thường là những vấn đề như sau: (1) Về hồ sơ pháp lý: thiếu biên bản góp vốn, điều lệ doanh nghiệp chưa được cập nhật, v.v. (đối với pháp nhân); thiếu hộ khẩu, CMND, xác nhận tình trạng hôn nhân, v.v. (đối với cá nhân). (2) Về hồ sơ kinh tế: không có chữ ký người lập, kế toán trưởng trên báo cáo tài chính theo quy định; thiếu hợp đồng kinh tế chứng minh năng lực hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo tài chính thiếu lưu chuyển tiền tệ; báo cáo tài chính chưa được kiểm toán độc lập, v.v. (3) Về hồ sơ vay vốn: thiếu phiếu thu thập thông tin khách hàng; thẩm định sơ sài về thông tin tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn tự có của khách hàng, nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng, v.v. (4) Về hồ sơ giải ngân: thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn; sử dụng phương tiện thanh toán chưa đúng theo quy định; định kỳ hạn trả nợ chưa hợp lý so với nguồn thu nhập của khách hàng, v.v. (5) Về kiểm tra sau khi cho vay: thiếu biên bản kiểm tra sau khi cho vay; biên bản kiểm tra sơ sài, mang tính hình thức; kiểm tra sau chưa kịp thời theo quy định, v.v. (6) Về tài sản bảo đảm: chưa mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm có độ rủi ro cao; định giá tài sản bảo đảm thiểu thông tin tham khảo, v.v. (7) Về công tác xử lý nợ quá hạn: tiến độ thực hiện công tác xử lý nợ; thái độ tích cực hay không tích cực của cán bộ quản lý khoản vay, v.v. Qua các tồn tại, sai sót được phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ đề cập, các phòng nghiệp vụ thực hiện chỉnh sửa sai sót và rút kinh nghiệm cho các hồ sơ tiếp sau. Qua Bảng 2.8, tần suất sai sót trong nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh giảm dần qua các năm.

Bảng 2.8: Tổng hợp các sai sót qua kiểm tra nghiệp vụ tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

(6) Hồ sơ về tài sản đảm bảo 5 4 3

(7) Hồ sơ về xử lý nợ 2 2 1

- Tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa, sự cần thiết của công tác thẩm định cho vay cũng được ban lãnh đạo Chi nhánh khẳng định. Với mong muốn phát triển Chi nhánh hơn nữa, ban lãnh đạo cũng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định cho vay trong việc ra các quyết định đầu tư (cho vay), đặc biệt là đối với dự án cần có lượng vốn tài trợ lớn.

- Việc phân cấp thực hiện thẩm định cho vay xuống các phòng ban; công tác thẩm định cho vay do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Riêng đối với dự án nhỏ, việc thẩm định cho vay do một nhân viên thẩm định. Sau đó, báo cáo thẩm định cùng hồ sơ khách hàng vay sẽ được trình lên trưởng phó

phòng, rồi sau cùng trình lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Đối với các dự án lớn, việc thẩm định sẽ được thực hiện bởi sự kết hợp giữa nhiều nhân viên (thành lập tổ thẩm định chuyên trách).

- Kết quả thẩm định thiếu chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm như từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt và đồng ý cho vay với những khách hàng không đủ điều kiện, từ đó làm giảm sút chất lượng tín dụng cho vay, gây ra tổn thất cho Chi nhánh.

2.3.6.2. Bộ hồ sơ cho vay và giải ngân vốn vay

- Bộ hồ sơ cho vay: Khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Tùy theo từng đối tượng khách hàng, loại hình vay và phương thức cho vay, bộ hồ sơ vay vốn cần đáp ứng đầy đủ theo quy định các tài liệu cơ bản như sau: (1) hồ sơ pháp lý khách hàng vay; (2) hồ sơ kinh tế; (3) hồ sơ vay vốn; (4) hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có).

- Giải ngân vốn vay: Chi nhánh thực hiện giải ngân khi khách hàng có yêu cầu và có đầy đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay; đối với cho vay trung và dài hạn thực hiện dự án kinh doanh, Chi nhánh giải ngân sau khi khách hàng sử dụng vốn đối ứng trước. Trước khi giải ngân, cán bộ quản lý khoản vay lập báo cáo đề xuất giải ngân để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra mục đích vay vốn, việc thực hiện các điều kiện khách hàng đã cam kết, bảo đảm tiền vay; kiểm tra chứng từ giải ngân theo quy định. Và sử dụng các phương tiện thanh toán phù hợp để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Agribank,

2.3.6.3. Quản lý nợ cho vay

Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn theo đúng thời gian quy định (chậm nhất trong vòng 30 ngày đối vốn pháp nhân,

cá nhân cư trú tại địa bàn thị trấn và phường; và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn. Nội dung kiểm tra được ghi nhận tại biên bản kiểm tra sau khi cho vay như tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, ý kiến cán bộ kiểm tra, ý kiến khách hàng vay vốn để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

2.3.6.4. Quản lý hồ sơ tín dụng, hạch toán cho vay, thu nợ

Mỗi hồ sơ tín dụng đều có danh mục hồ sơ. Bố trí cán bộ hạch toán cho vay, thu nợ và được giao quản lý hồ sơ theo quy định của Agribank. Cán bộ kho quỹ quản lý giấy tờ về tài sản bảo đảm. Người quản lý nợ cho vay quản lý

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w