Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 79 - 85)

7. Kết cấu luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do môi trường kinh tế thường xuyên biến động, huyện Sơn Hòa là một huyện nông nghiệp, thường xuyên gánh chịu thiên tai, lũ lụt và hạn hán. Đây là nguyên nhân bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh. Các chính sách kinh tế của Nhà nước thường xuyên có điều chỉnh và môi trường kinh doanh có nhiều biến động, đặc biệt là giá nông sản, giá cả gia súc, v.v. gây bất lợi cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.

- Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa là ngân hàng thương mại trực thuộc Nhà nước, do đó, các chính sách đều phải tuân thủ cơ chế của Ngân hàng Nhà nước và Agribank. Do đó, sự linh hoạt trong điều hành có phần hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác, cụ thể như khuyến mãi hoạt động tín dụng, sự chủ động trong chọn lọc khách hàng, xử lý nợ, v.v. chưa linh hoạt.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

(1) Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

- Năng lực về tài chính và khả năng quản lý tài chính yếu kém là một trong các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Chi nhánh; đó là những doanh nghiệp mới thành lập, các hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Những đối tượng mới này thường có ít kinh nghiệm về kinh doanh, chưa nghiên cứu sâu về thị trường để cho ra sản phẩm phù hợp; những người quản lý doanh nghiệp không có năng lực dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nộp đơn xin giải thể doanh nghiệp; tình hình cho thấy chất lượng của các doanh nghiệp chưa cao.

- Thiếu sự trung thực của một số khách hàng vay vốn, đây là nguyên nhân rất phổ biến gây hậu quả nợ xấu cho Chi nhánh. Sự thiếu trung thực của

khách hàng phổ biến ở việc cung cấp số liệu không trung thực, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng thực tế, tài sản thế chấp như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vị trí không mua bán được, v.v. Nhiều doanh nghiệp đã có ý định lừa đảo Chi nhánh từ trước khi đặt quan hệ giao dịch. Đặc biệt, có trường hợp khách hàng cấu kết với cán bộ Chi nhánh để lập báo cáo tài chính không trung thực, báo cáo thẩm định sai sự thực về khả năng tài chính, tài sản thể chấp, về triển vọng của dự v.v. Điều này dẫn đến khách hàng không trả được nợ, chuyển nợ quá hạn, rủi ro tín dụng rất cao.

- Khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, đây là trường hợp đưa đến rủi ro rất lớn trong lĩnh vực cho vay của Chi nhánh. Điều này trái với nguyên tắc tín dụng, ngân hàng không kiểm soát việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân; hoặc nếu có kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, việc tiến hành các quy định thu hồi vốn thưởng khó khăn và chậm trễ.

- Chưa nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của các ngành có liên quan. Cụ thể như hồ sơ khởi kiện qua tòa án thường bị kéo dài, phải bổ sung đơn khởi kiện nhiều lần do quá thời hạn tố tụng theo quy định. Thủ tục và thời gian từ hòa giải đến khỉ xét xử chính thức thường kéo dài (vì thường khách hàng không hợp tác trong việc xử lý nợ). Khi xử lý tài sản thế chấp qua cơ quan thi hành án cũng phải có thời gian nhất định và các thủ tục thi hành án như kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản, chuyển giao tài sản thường phức tạp và kéo dài từ đó ảnh hưởng đến công tác xử lý thu hồi nợ của Chi nhánh.

(2) Nguyên nhân từ phía Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa:

- Việc thực hiện chính sách tín dụng còn một số bất cập, cụ thể là quy trình tín dụng chưa tách bạch giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro; cán bộ tín dụng làm hết từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho vay, thẩm định, thu thập thông tin, cho vay, thanh lý hợp đồng tín dụng; cán bộ tín dụng còn kiêm nhiệm việc kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như

bán bảo hiểm tiền vay, mở thẻ tín dụng, ATM, v.v. Nói chung, cán bộ tín dụng phải phụ trách tìm kiếm khách hàng ở tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ phải tăng trưởng hàng năm trong khi biên chế không tăng mà còn giảm tự nhiên do về hưu, nghỉ việc không được bổ sung kịp thời, từ đó, dẫn đến tình trạng quá tải làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Hàng năm các chỉ tiêu kế hoạch đều tăng so với năm trước từ 10% trở lên nhưng biên chế không tăng, việc tuyển dụng bù đắp phần thiếu hụt tự nhiên lại không kịp thời, dẫn đến cán bộ làm việc quá tải nhất là vào thời vụ.

- Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng đang áp dụng còn mang tính chủ quan của người chấm điểm. Việc đánh giá khách hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ (báo cáo tài chính của doanh nghiệp), mối quan hệ tín dụng trong quá khứ và các chỉ tiêu phi tài chính theo hướng chủ quan của người chấm điểm để tính điểm theo kỳ cho từng đối tượng khách hàng, mà chưa quan tâm đến tính khả thi, khả năng tài chính của dự án hiện tại. Điều này dẫn đến phân loại nợ không chính xác.

- Việc kiểm tra giám sát tín dụng chưa được chú trọng, thực hiện đầy đủ các công tác kiểm tra: mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện dự án, tiến độ trả nợ và biến động tài sản thế chấp của khách hàng. Đôi lúc, công tác kiểm tra giám sát vốn vay còn mang hình thức đối phó, không trung thực, từ đó, cán bộ tín dụng không nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có biện pháp quản lý nợ được tốt. Kiểm tra sử dụng vốn vay không chặt chẽ và thường xuyên, xem nhẹ việc kiểm soát khoản vay. Đây là nguyên nhân dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, mất kiểm soát khoản vay dẫn đến khách hàng không trả được nợ. Khi xảy ra khoản vay quá hạn, nguyên nhân thường là do cán bộ tín dụng không tuân thủ đúng theo quy trình tín dụng của ngân hàng, hoặc cố tình làm sai.

- Năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế, không đồng đều, nhận thức trách nhiệm công việc ở một số cán bộ chưa cao, chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành; cán bộ mới còn quá ít kinh nghiệm mà công tác đào tạo lại không được tập huấn thường xuyên, ít chịu khó nghiên cứu chế độ, văn bản trong thực hiện công tác, chỉ làm theo người đi trước, thiếu sáng tạo, đóng góp. Việc thu thập thông tin để có quyết định cấp tín dụng là rất cần thiết đòi hỏi chất lượng cán bộ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy trình độ cán bộ không đồng đều ảnh hưởng lớn đến việc cấp tín dụng, công tác tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng chưa theo dõi, cập nhật kịp thời các cảnh bảo nợ xấu, những đối tượng cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro trong đầu tư, thiếu thủ tục hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo tiền vay, v.v.; từ đó cũng dẫn đến tiềm ẩn rủi ro rất cao.

- Tuy thời gian gần đây, Agribank ban hành nhiều quy định về kỹ năng giao tiếp, thương hiệu nhận diện và văn hóa Agribank để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Nhưng có một tồn tại lâu nay là kỹ năng giao tiếp và phong cách giao dịch, bản lĩnh trong đàm phán với khách hàng của một số cán bộ còn hạn chế, thái độ tác phong trong giao dịch chưa được đổi mới, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa làm hài lòng khách hàng, chưa bắt kịp các giao dịch viên của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn huyện. Từ đó, thị phần mất đi một số khách hàng truyền thống, khách hàng kinh doanh có hiệu quả, khách hàng có số dư lớn, khách hàng tốt và tín nhiệm cao.

- Chi nhánh chưa thường xuyên mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kèm theo phong cách giao tiếp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ làm công tác tín dụng. Chưa có cơ chế khen thưởng kịp thời hoặc nêu gương người tốt đối với các cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ, không tiêu cực, không nhận quà biếu khi thực hiện công việc.

- Xem xét đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ rủi ro đã xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt những khoản vay lớn, có sự thông đồng, tiếp tay, trợ giúp của một vài cán bộ tín dụng. Từ đó cho thấy phẩm chất của cán bộ tín dụng hiện nay cần rèn luyện hơn nữa; vấn đề cần phải quan tâm là yếu tố con người dễ dẫn đến rủi ro tín dụng với mức độ thiệt hại lớn.

- Thông tin về khách hàng phải cập nhật thường xuyên chính xác như thông tin thị trường, thông tin hàng hóa sản xuất của khách hàng đi vay, hiệu quả kinh tế của ngành nghề, uy tín và đạo đức của khách hàng, v.v. Nếu cập nhật thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tiềm ẩn rủi ro trong tương lai.

- Công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ còn hạn chế, hằng năm không có tập huấn bồi dưỡng kiến thức, khi đi kiểm tra khoản vay chủ yếu dựa vào kiến thức tự nghiên cứu và kinh nghiệm để nhận diện và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn. Đôi lúc kiểm tra còn mang tính nhân nhượng, vị nể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tín dụng vẫn luôn là nghiệp vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. Vì vậy công tác hạn chế rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Qua phân tích thực tế thời gian qua cho thấy, (1) nguy cơ rủi ro tín dụng đang ở mức báo động, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và dự phòng rủi ro tăng qua từng năm; cá biệt, trong năm 2020, tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3%; (2) Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa chưa thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, chất lượng cán bộ làm công tá c tín dụng không đồng đều, rủi ro tác nghiệp còn xảy ra tạo kẽ hở dễ bị lợi dụng, đạo đức cán bộ chưa được trui rèn thường xuyên. Phân tích vạch rõ sự cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ và hợp lý để khắc phục công tác quản lý rủi ro tín dụng, qua đó hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN SƠN HÒA

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w