Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Việt Nam-Chi nhánh Vũng Tàu

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn phát sinh, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Vũng Tàu (gọi tắt là Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu) thực hiện các giải pháp hiệu quả như sau: (1) Ban lãnh đạo Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu phân công các phó giám đốc, các trưởng phó phòng, tham gia chỉ đạo trực tiếp các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu nhằm tăng cường sự chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ tại các Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là trưởng ban xử lý nợ để chỉ đạo sát sao công tác xử lý nợ tại các Chi nhánh. (2) Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu thành lập bộ phận quản lý nợ xấu tại Chi nhánh, phân công các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để xử lý nợ và các cán bộ này phải có vai trò độc lập với cán bộ thẩm định tín dụng. (3) Vietcombank cũng quán triệt toàn hệ thống phương thức quản lý và xử lý nợ

xấu, trong đó, chia thành 2 nhóm xử lý chính là: nhóm biện pháp chủ động phòng ngừa và nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ. Trong đó, việc phòng ngừa được quán triệt thường xuyên với việc nâng cao chất lượng thẩm định của Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu, quán triệt nghiêm túc định hướng tín dụng chung và tín dụng theo ngành, thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, và theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng. (4) Và cuối cùng, Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực trụ sở chính trong quá trình xử lý và thu hồi nợ; trụ sở chính cũng thường xuyên tổ chức tập huấn công tác xử lý và thu hồi nợ cho toàn hệ thống theo từng khu vực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ tham gia công tác xử lý nợ.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Mỹ

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Mỹ (gọi tắt là BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ) thực hiện quy trình hạn chế rủi ro tín dụng theo 4 hoạt động như sau: (1) Hoạt động 1 (Nhận biết nợ xấu): hội đồng quản trị và ban điều hành BIDV ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó, bao gồm các quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu. (2) Hoạt động 2 (Đo lường nợ xấu): hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nhà nước. (3) Hoạt động 3 (Ngăn ngừa nợ xấu): xây dựng môi trường rủi ro tín dụng thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung theo Hiệp ước Basel II. (4) Hoạt động 4 (Xử lý nợ xấu): chủ động tăng mức trích lập dự

phòng các khoản nợ xấu, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời; phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải quyết nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w