Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Tạo tín dụng là hoạt động tạo thu nhập chính cho các ngân hàng; tuy nhiên, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với cả người cho vay và người đi vay (Deng và cộng sự, 2020). Rủi ro tín dụng là rủi ro không trả được nợ, có thể phát sinh do người đi vay không thực hiện các khoản thanh toán bắt buộc. Trong các nghiên cứu học thuật, Jimenez và cộng sự (2006), Samad (2012), Ahmad và Ariff (2007) chỉ ra một số yếu tố đặc thù ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Thứ nhất, các ngân hàng thực hiện việc sàng lọc và giám sát khách hàng đi vay yếu kém có xu hướng đầu tư vào các danh mục cho vay rủi ro. Thứ hai, các khoản vay có thế chấp (khoản vay có bảo đảm) có khả năng vỡ nợ cao, vì các ngân hàng có xu hướng tin tưởng người đi vay và do đó, ít động lực hơn để thực hiện sàng lọc và đánh giá tín dụng đầy đủ. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng cho vay hoặc mở rộng tín dụng quá mức và kéo dài kỳ hạn để tối đa hóa lợi nhuận dẫn đến chất lượng cho vay kém. Vì vậy, rủi ro tín dụng là một trong các mối bận tâm lớn đối với hầu hết các nhà quản lý và điều hành ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng là cách tiếp cận cấu trúc để quản lý các yếu tố không chắc chắn thông qua đánh giá rủi ro, phát triển các chiến lược để quản lý rủi ro và giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng các nguồn lực quản trị. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa tỷ lệ sinh lợi điều chỉnh rủi ro bằng cách duy trì độ nhạy cảm rủi ro tín dụng trong phạm vi có thể chấp nhận được (tùy theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng); đây là thành phần quan trọng của cách tiếp cận toàn diện để quản trị rủi ro và cần thiết cho sự thành công dài hạn của bất kỳ tổ chức ngân hàng nào (Rehman và cộng sự, 2019). Quản trị rủi ro tín dụng bắt đầu với việc thiết lập các nguyên tắc cho vay hợp lý và khuôn khổ hiệu quả để quản lý rủi ro

(Oke và cộng sự, 2012). Hiệp ước Basel II nhấn mạnh đến các thông lệ quản trị rủi ro tín dụng cần được tuân thủ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, cải thiện khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Hiệp ước cũng bao gồm các biện pháp dành cho ngân hàng sử dụng để tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi của rủi ro như: xác định, phân tích, đánh giá, kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro không thể chấp nhận. Các tổ chức ngân hàng có thể sử dụng các chiến lược giả định rủi, tránh rủi ro, duy trì rủi ro, chuyển giao rủi ro hoặc bất kỳ chiến lược nào khác (hoặc kết hợp các chiến lược) để quản trị hiệu quả các sự kiện trong tương lai. Do đó, khuôn khổ quản trị rủi ro hợp lý là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường khả năng sinh lời và đảm bảo sự tồn tại của mình.

1.2.2. Một số chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là các quy trình mà ngân hàng áp dụng để giảm thiểu hoặc giảm nhẹ tác động bất lợi của rủi ro tín dụng. Cấu trúc quản trị rủi ro tín dụng toàn diện là rất quan trọng, vì như đã nói, điều đó giúp tăng doanh thu và sự tồn vong. Theo Gestel và cộng sự (2009), các cách thức giúp ngăn chặn rủi ro tín dụng gồm có: (1) Chọn lựa: Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả bắt đầu bằng việc lựa chọn đúng khách hàng đi vay và các sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Để có thể thực hiện được điều này, cần có đội ngũ chuyên viên tín dụng có năng lực và các mô hình hoạt động để ước tính và dự báo rủi ro. Ở giai đoạn này, những người đi vay có khả năng vỡ nợ hoặc bị từ chối hoặc được yêu cầu đảm bảo khoản vay bằng nhiều tài sản thế chấp hơn nhằm hạn chế ảnh hưởng của khả năng vỡ nợ. (2) Đa dạng hóa: Các ngân hàng nên giao dịch với các đối tác khác nhau, từ các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Điều này giúp phân tán rủi ro cho các khách hàng đi vay để ngân hàng có thể giảm bớt tác động của tổn thất. (3) Tăng cường tín dụng: Khi ngân hàng nhận ra rằng mình phải

gánh chịu quá nhiều rủi ro khi giao dịch với một nhóm khách hàng đi vay cụ thể, ngân hàng sẽ giải quyết điều này bằng cách mua hợp đồng bảo hiểm để bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào trong tương lai. Thông qua đó, chất lượng của cơ sở cho vay được nâng cao, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngoài ra, Abiola và Olausi (2014) nhấn mạnh về việc thành lập đơn vị tín dụng riêng biệt tại các ngân hàng, với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và trình độ cao. Điều quan trọng là đội ngũ nhân sự này thực hiện nhiều chức năng khác nhau cùng lúc, từ thẩm định dự án đến giải ngân tín dụng, giám sát khoản vay đến thu nợ. Do đó, các ngân hàng cần phải có chính sách nhân sự toàn diện, liên quan đến việc lựa chọn, đào tạo, bố trí, đánh giá công việc, kỷ luật và đãi ngộ để tránh bất kỳ sự thiếu hiệu quả nào liên quan đến quản lý khoản vay và các khoản vỡ nợ tín dụng.

Ho và Yusoff (2009) tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Malaysia và việc quản trị rủi ro tín dụng. Nghiên cứu liên quan đến mẫu quan sát gồm 15 tổ chức tài chính trong và ngoài nước, từ đó, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Các phát hiện chứng minh rằng việc đa dạng hóa các dịch vụ cho vay dẫn đến giảm thiểu rủi ro tín dụng; tuy nhiên, việc hạn chế rủi ro cũng đòi hỏi các tổ chức phải đào tạo nhân viên và yêu cầu cam kết của nhân viên nhằm đảm bảo rằng tổ chức tài chính sẽ đáp ứng các yêu cầu về thực tiễn cho vay tốt nhất. Dolde (1993) nhấn mạnh rằng một số ngân hàng dễ mắc phải các loại rủi ro khác nhau, do đó, các ngân hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa cụ thể như đào tạo nhân viên của mình, xây dựng chính sách tín dụng tốt hơn và xem xét xếp hạng tín dụng của khách hàng đăng ký vay. Brown và Wang (2002) tiến hành nghiên cứu về các thách thức mà các tổ chức tài chính tại Úc phải đối mặt do rủi ro tín dụng trong giai đoạn từ tháng 1/1986 đến tháng 8/1993. Các tổ chức tài chính tại Úc không thể cung cấp nhiều lựa chọn thay thế cho khách hàng, dẫn đến rủi ro do thiếu sự đa dạng hóa trong các

dịch vụ tín dụng. Nghiên cứu đề xuất rằng các thông lệ quản trị cho phép các tổ chức áp dụng các quy tắc, chính sách và thủ tục phù hợp để đảm bảo rằng các quyền của tất cả các bên liên quan được thực hiện. Phòng ngừa rủi ro được các tổ chức tài chính sử dụng để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch được thực hiện với khách hàng đi vay, vì nó cho phép ngân hàng giảm thiểu rủi ro bằng cách đưa ra các ưu đãi linh hoạt, cho phép khách hàng đưa ra quyết định của mình một cách hiệu quả (Dupire, 1992).

Việc lựa chọn các khách hàng đủ điều kiện đi vay cũng là điều cần thiết để quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng có thể sàng lọc danh sách khách hàng để xác định các khách hàng có khả năng trả nợ cao hơn trong khoảng thời gian quy định, theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng (Derban và cộng sự, 2005). Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, việc thu thập thông tin đáng tin cậy từ các khách hàng đi vay tiềm năng trở nên quan trọng trong việc sàng lọc hiệu quả. Việc đánh giá khách hàng đi vay có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các kỹ thuật định tính cũng như định lượng. Quy trình thiết lập rõ ràng để phê duyệt các khoản tín dụng mới và mở rộng các khoản tín dụng hiện có được coi là rất quan trọng khi quản trị rủi ro tín dụng (Heffernan, 1996). Hơn nữa, việc giám sát khách hàng đi vay rất quan trọng vì mức độ nhạy cảm rủi ro hiện tại thay đổi theo cả thời gian và diễn biến của các yếu tố khác (Donaldson, 1994; Mwisho, 2001), và cũng rất quan trọng trong việc đối phó với vấn đề rủi ro đạo đức (Derban và cộng sự, 2005). Do đó, khách hàng vay cần được sàng lọc bằng cách phân tích các đặc điểm, năng lực, tài sản thế chấp và các điều kiện của khách hàng. Trong các kỹ thuật định lượng, chấm điểm tín dụng là phương pháp đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng đăng ký khoản vay phổ biến nhất. Bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử và các kỹ thuật thống kê khác nhau, hệ thống tính điểm được thiết kế để phân biệt tác động của các đặc điểm cá nhân của người nộp đơn

ảnh hưởng đến việc thanh toán các nghĩa vụ nợ vay. Phương pháp này tạo ra các điểm giới hạn, nhờ đó ngân hàng có thể dễ dàng phân loại người nộp đơn hoặc người đi vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mô hình chấm điểm tín dụng nếu được xây dựng tốt sẽ tính điểm số cao hơn đối với các khách hàng tốt sẽ thanh toán các khoản nợ theo các điều khoản hợp đồng trong tương lai và ngược lại (Mester 1997). Giám sát là chiến lược quản trị rủi ro tín dụng không thể thiếu (Arora, 2014). Giám sát là một quá trình liên tục, bao gồm việc tiếp xúc thường xuyên với khách hàng đi vay. Ngân hàng có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề và cố vấn cho khách hàng đi vay; phát triển văn hóa hỗ trợ mỗi khi nhận thấy khách hàng đi vay gặp khó khăn và đang nỗ lực giải quyết vấn đề; giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay thông qua tài khoản của ngân hàng; thường xuyên xem xét các báo cáo của bên đi vay cũng như các chuyến thăm, kiểm tra trực tiếp; cập nhật hồ sơ tín dụng và định kỳ xem xét xếp hạng tín dụng của khách hàng đi vay (Donaldson, 1994; Treacy và Carey, 1998; Mwisho, 2001).

Gần đây, Rehman và cộng sự (2019) xác định các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Pakistan. Nghiên cứu phân tích ý kiến của nhân viên các ngân hàng thương mại về chiến lược nào hữu ích để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Dữ liệu định lượng được thu thập từ 250 nhân viên để thực hiện các phân tích. Nghiên cứu này làm nổi bật các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng, quản trị ngân hàng hiệu quả, đa dạng hóa dịch vụ cho vay, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, và thực hiện kiểm soát nội bộ hiệu quả. Mặc dù có nhiều giải pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại thực hiện thời gian qua, nhưng rủi ro tín dụng vẫn đang tồn tại. Một trong các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả khác mà các nhà quản lý ngân hàng có thể triển khai, đó là thực hiện nghiêm ngặt

các quy trình kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro tín dụng (Nguyen, 2021). Kiểm soát nội bộ nhằm mục đích giảm thiểu thất thoát doanh thu, lãng phí nguồn lực và những tổn thất không lường trước được trong tương lai (Abbas và Iqbal, 2012). Kiểm soát nội bộ có thể làm giảm sự bất cân xứng thông tin, thúc đẩy tính minh bạch và cung cấp sự bảo vệ của cổ đông trước quyền lực của nhà quản lý (Salhi và Boujelbene, 2012). Ellis và Gené (2015) phát hiện sự thất bại gần đây của các ngân hàng thương mại Tây Ban Nha, minh chứng bởi hiện trạng các khoản vay vỡ nợ cũng như rủi ro tín dụng cao, xuất phát phần lớn từ hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng yếu kém.

1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thươngmại mại

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam-Chi nhánh Vũng Tàu Việt Nam-Chi nhánh Vũng Tàu

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn phát sinh, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Vũng Tàu (gọi tắt là Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu) thực hiện các giải pháp hiệu quả như sau: (1) Ban lãnh đạo Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu phân công các phó giám đốc, các trưởng phó phòng, tham gia chỉ đạo trực tiếp các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu nhằm tăng cường sự chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ tại các Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là trưởng ban xử lý nợ để chỉ đạo sát sao công tác xử lý nợ tại các Chi nhánh. (2) Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu thành lập bộ phận quản lý nợ xấu tại Chi nhánh, phân công các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để xử lý nợ và các cán bộ này phải có vai trò độc lập với cán bộ thẩm định tín dụng. (3) Vietcombank cũng quán triệt toàn hệ thống phương thức quản lý và xử lý nợ

xấu, trong đó, chia thành 2 nhóm xử lý chính là: nhóm biện pháp chủ động phòng ngừa và nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ. Trong đó, việc phòng ngừa được quán triệt thường xuyên với việc nâng cao chất lượng thẩm định của Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu, quán triệt nghiêm túc định hướng tín dụng chung và tín dụng theo ngành, thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, và theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng. (4) Và cuối cùng, Vietcombank-Chi nhánh Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực trụ sở chính trong quá trình xử lý và thu hồi nợ; trụ sở chính cũng thường xuyên tổ chức tập huấn công tác xử lý và thu hồi nợ cho toàn hệ thống theo từng khu vực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ tham gia công tác xử lý nợ.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Mỹ

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Mỹ (gọi tắt là BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ) thực hiện quy trình hạn chế rủi ro tín dụng theo 4 hoạt động như sau: (1) Hoạt động 1 (Nhận biết nợ xấu): hội đồng quản trị và ban điều hành BIDV ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó, bao gồm các quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu. (2) Hoạt động 2 (Đo lường nợ xấu): hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nhà nước. (3) Hoạt động 3 (Ngăn ngừa nợ xấu): xây dựng môi trường rủi ro tín dụng thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, BIDV-Chi nhánh Phú Mỹ cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tập trung theo Hiệp ước Basel II. (4) Hoạt động 4 (Xử lý nợ xấu): chủ động tăng mức trích lập dự

phòng các khoản nợ xấu, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời; phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải quyết nợ xấu.

1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam-Chi nhánh Xuân Lộc Việt Nam-Chi nhánh Xuân Lộc

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Xuân Lộc (Agribank-Chi nhánh Xuân Lộc) chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng. Theo đó, chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w