Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng hành chính của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa. 2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Tiền gửi (hay vốn huy động) đóng vai trò quan trọng trong việc cấp tín dụng của các ngân hàng, vì phần lớn tài sản của các ngân hàng thường được tài trợ thông qua tiền gửi của khách hàng (Bologna, 2011). Chi phí chính của bất kỳ ngân hàng thương mại nào là chi phí trả lãi vay (cho các khoản vốn huy động); do đó, để có lãi (hay sinh lời), các ngân hàng thương mại phải có khả năng huy động tiền gửi ở mức lãi suất huy động hợp lý để cho khách hàng vay vốn với lãi suất cho vay cao hơn. Do đó, điều này ngụ ý rằng các ngân hàng có khả năng huy động được lượng lớn tiền gửi với giá rẻ (lãi suất huy động thấp) sẽ có thể tài trợ nhiều khoản vay với lãi suất cho vay cạnh tranh, và do đó, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nếu tất cả các yếu tố khác không đổi. Thực tế kinh tế địa bàn huyện Sơn Hòa còn kém phát triển, phụ thuộc

∖χ Năm Chỉ tiem∖ 2018 2019 2020 Tuyệt đối trọngTỷ Tuyệt đối trọngTỷ Tuyệt đối Tỷ trọng

Phân loại theo kỳ hạn (1) Không kỳ hạn 81,9 9,78% 98,69 %11,09 105,05 10,98% (2) Dưới 12 tháng 651,41 77,79% 691,54 %77,71 708,72 74,08% (3) Từ 12 tháng trở lên 104,09 12,43% 99,67 %11,20 142,93 14,94%

Phân loại theo hình thức khách hàng

(1) Dân cư 727,87 86,92% 785,96 88,32

% 870,21 90,96%

chính vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tính tới thời điểm đầu năm 2021 của huyện Sơn Hòa là 302 doanh nghiệp, tuy nhiên, hầu hết lại là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ; các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vẫn là thành phần kinh tế chính của cả huyện. Kết quả thống kê trong giai đoạn 2018-2020 cho thấy sự gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh theo thời gian. Cụ thể, trong năm 2019, tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 889,9 tỷ đồng, tăng 52,5 tỷ đồng so với năm 2018, đạt mức tăng trưởng 6,27%. Tính đến năm 2020, Chi nhánh huy động được 956,7 tỷ đồng từ các thành phần kinh tế trong huyện Sơn Hòa, tăng 66,8 tỷ đồng so với năm ngoái, đạt mức tăng trưởng 7,51%. Trong giai đoạn 2019- 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19, hạn hán trong các tháng giữa năm, cùng với bão lũ trong các tháng cuối năm ảnh hưởng tiêu cực và làm trì trệ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân; đến lượt tác động không nhỏ đến tâm lý của các chủ thể kinh tế về viễn cảnh đầu tư và phát triển của huyện Sơn Hòa. Đó là cũng là lý do giải thích xu hướng gửi tiền ngân hàng nhận lãi tiết kiệm của người dân trong huyện thời gian gần đây, khiến nguồn vốn huy động tăng trưởng đều đặn.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

Tổng vốn

Khi phân loại vốn huy động theo kỳ hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cụ thể trong năm 2018, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 651,41 tỷ đồng, chiếm 77,79% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh; sang năm 2019, tỷ trọng vẫn ổn định ở mức 77,71%; tuy nhiên, đến năm 2020, do tâm lý bất an về tình hình kinh tế của địa phương, tỷ trọng của loại hình tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, mặc dù vẫn chiếm cao nhất là 74,08%, nhưng rõ ràng đã giảm đáng kể so với các năm trước. Thay vào đó, loại hình tiền gửi có kỳ hạn từ 12 trở lên có sự tăng trưởng nhanh trong năm 2020. Cụ thể, trong năm 2020, tổng vốn huy động của loại hình này là 142,93 tỷ đồng, tăng 43,26 tỷ đồng so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 14,44%. Thực trạng kể trên cho thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh chưa được cân đối, phụ thuộc chủ yếu vào các khoản huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng; điều đó khiến Chi nhánh gặp khó trong việc cân đối và đảm bảo trong công tác tín dụng, đặc biệt các khoản cho vay dài hạn. Cuối cùng, loại hình tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này không quá ngạc nhiên khi nguồn tiền nhàn rỗi đa phần được nắm giữ bởi các cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ, đặc điểm vốn thấy ở các địa phương nơi kinh tế còn kém phát triển. Trong năm 2020, Chi nhánh huy động được 870,21 tỷ đồng từ dân cư trong huyện, tăng 84,25 tỷ đồng so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 90,96% tổng nguồn vốn huy động.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập lãi và chiếm phần lớn thu nhập của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn 2018-2020, về mức độ thay đổi, quy mô cho vay cho thấy sự mở rộng đều đặn qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2019, dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 782,3 tỷ đồng, tăng 102,8 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 15,13%; sang năm 2020, Chi nhánh đạt mức dư nợ là 791,9 tỷ đồng, tăng cao hơn năm ngoái là

9,6 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 1,23%. Năm 2020 đánh dấu sự khó khăn của Chi nhánh trong hoạt động cho vay, trái ngược với kết quả đạt được trước đó, khi trong năm 2019, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa là một trong số ít các Chi nhánh của hệ thống Agribank tỉnh Phú Yên có mức tăng dư nợ trên 100 tỷ đồng. Điều này xuất phát từ tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của các chủ thể kinh tế; thêm vào đó, tình hình thiên tai (hạn hán và bão lũ) gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, gia tăng áp lực thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đến hạn; điều đó khiến các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải cơ cấu lại cấu trúc vốn, tìm cách đàm phán, thu hẹp đòn bẩy nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

(2) Trung hạn 223,49 32,89% 243,14 31,08% 201,70 25,47%

(3) Dài hạn 55,31 8,14% 74,55 9,53% 90,36 11,41%

Phân loại theo hình thức khách hàng (1) Doanh nghiệp 283,83 41,77% 296,49 37,90% 220,94 27,90% (2) Hộ gia đình, cá nhân 395,54 58,21% 485,65 62,08% 570,8 8 72,09% (3) Hợp tác xã 0,14 0,02% 0,16 0,02% 0,08 0,01% Tổng dư nợ cho vay 679,5 (100%) 782,3 (100%) 791,9 (100%)

58,97% tổng dư nợ cho vay, tương ứng đạt 400,7 tỷ đồng; sang năm 2019, dư nợ ngắn hạn đạt 464,61 tỷ đồng, tăng 63,91 tỷ đồng so với năm ngoái, tương ứng đạt tỷ trọng 59,39%. Trong năm 2020, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 499,85 tỷ đồng, tăng 35,24 tỷ đồng so với năm ngoái; tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn trong năm 2020 đạt tỷ trọng cao là 63,12%. Khách hàng ưu tiên vay vốn ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thanh toán trước mắt, bổ sung vốn cần thiết tài trợ cho các nhu cầu đầu tư và kinh doanh. Việc dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao cũng là tín hiệu tốt, khi: (i) vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh; (ii) khoản vay ngắn hạn ít rủi ro tín dụng, mất khả năng thanh toán hơn so với các khoản vay kỳ hạn trên 1 năm. Bên cạnh đó, phân tích cũng cho thấy sự tăng trưởng dư nợ cho vay dài hạn ổn định qua từng năm; cụ thể, dư nợ cho vay dài hạn trong năm 2019 và 2020 lần lượt đạt 74,55 tỷ đồng và 90,36 tỷ đồng. Tỷ trọng của các khoản vay dài hạn tăng dần từ 8,14% trong năm 2019, lên 9,53% và 11,41% trong các năm 2019 và 2020. Cuối cùng, khi phân tích cơ cấu dư nợ theo thành phần khách hàng, các khách hàng hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 58,21% trong năm 2018 tăng lên 72,09% trong năm 2020. Dư nợ của nhóm khách hàng này trong năm 2020 đánh dấu mức cao nhất từ khi Chi nhánh thành lập, là 570,88 tỷ đồng. Tuy các điều kiện kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn, nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân huyện Sơn Hòa có dấu hiệu tăng cao, xuất phát một phần từ các chính sách miễn giảm, khuyến mãi nhằm cải thiện doanh thu của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện. Tuy vậy, dư nợ cho vay của các doanh nghiệp

8 7 Lợi nhuận ròng 30,1 8 32,0 9 33,82 Thu dịch vụ ròng 6,90 7,71 9,87 ROA 3,26% 3,21% 3,12%

lại giảm mạnh trong giai đoạn gần đây, từ 296,49 tỷ đồng trong năm 2019 xuống 220,94 tỷ đồng trong năm 2020.

2.1.4.3. Kết quả thu nhập

Mặc cho kết quả hoạt động cho vay không thuận lợi, thu nhập của Chi nhánh vẫn được cải thiện trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể, lợi nhuận ròng của Chi nhánh trong năm 2019 đạt 32,09 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái là 1,91 tỷ đồng; trong năm 2020, Chi nhánh đạt được thu nhập sau thuế là 33,82 tỷ đồng, tăng 1,73 tỷ đồng. Thực chất, sự gia tăng lợi nhuận ròng ghi nhận được trong năm 2020 có đóng góp phần lớn từ các hoạt động ngoài lãi; thu dịch vụ ròng trong năm 2020 đạt 9,87 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái là 2,16 tỷ đồng. Điều đó cho thấy thu nhập lãi ròng của Chi nhánh đang có chiều hướng đi xuống. Đối với tỷ số ROA (thước đo khả năng sinh lời, là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản), trong năm 2020, tỷ số ROA của Chi nhánh là 3,12% thấp nhất trong giai đoạn 2018-2020.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank-Chi nhánh Sơn

Hòa.

. ∖ Năm Chỉ tiêu .∖ 2018 2019 2020 % % % Nợ nhóm 1 665,37 97,92% 757,58 96,84% 755,16 95,36% Nợ nhóm 2 8,09 1,19% 11,03 1,41% 12,12 1,53%

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Sơn Hòa

2.2.1. Thực trạng nợ xấu và nợ quá hạn

Kết quả phân tích cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ cho thấy sự sụt giảm chất lượng tín dụng trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 2018-2020, nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, trong năm 2019, tổng nợ quá hạn mà Chi nhánh ghi nhận được lần lượt là 24,72 tỷ đồng, cao hơn năm trước là 10,58 tỷ đồng; nợ quá hạn trong năm 2020 là 36,75 tỷ đồng, cao hơn năm 2019 là 12,03 tỷ đồng. Tương tự, nợ xấu trong năm 2020 đạt 24,63 tỷ đồng, cao gần gấp đôi nợ xấu trong năm 2019 (13,69 tỷ đồng). Do đó không ngạc nhiên khi tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh tăng đều trong giai đoạn 2018-2020, từ 2,08% trong năm 2018 lên 4,64% trong năm 2020 đối với tỷ lệ nợ quá hạn, từ 0,89% trong năm 2018 lên 3,11% trong năm 2020 đối với tỷ lệ nợ xấu (vượt mức giới hạn theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Kết quả cho thấy, rủi ro tín dụng của Chi nhánh đang ở mức cao, đáng báo động; do đó, cần có các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro này. Điều này là vô cùng cần thiết khi năm 2020 cũng là thời điểm chứng kiến tỷ số ROA, đại diện khả năng sinh lời của Chi nhánh, thấp nhất trong giai đoạn 2018-2020 (3,12%). Nhiều nghiên cứu xác nhận tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên ảnh hưởng ngược chiều lên khả năng sinh lời của các ngân hàng (Abdelaziz và cộng sự, 2020; De Leon, 2020); gia tăng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (Ekinci và Poyraz, 2019); gia tăng nguy cơ ngân hàng phá sản, gây thiệt hại cho người gửi tiền (Isanzu, 2017).

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

Nợ nhóm 5 0,61 0,09% 6,02 0,77% 10,53 1,33% Tổng dư nợ 679,5 100% 782,3 100% 791,9 100% Nợ quá hạn 14,14 24,72 36,75 Nợ xấu 6,05 13,69 24,63 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,08% 3,16% 4,64% Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,89% 1,75% 3,11%

gia đình, cá nhân. Cụ thể, trong năm 2019, dư nợ quá hạn của các khách hàng hộ gia đình, cá nhân là 12,39 tỷ đồng, cao hơn năm trước là 7,49 tỷ đồng; sang năm 2020, dư nợ quá hạn của nhóm khách hàng này là 24,92 tỷ đồng, tăng 12,53 tỷ đồng so với năm 2019. Xét về tỷ trọng, nhóm khách hàng cá

Nă m Chỉ ti0ux∖^

2018 2019 2020

% % %

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân 9,24 65,38% 12,33 49,87% 11,83 32,19% Hộ gia đình, cá nhân 4,9 34,62% 12,39 50,13% 24,92 67,81% Tổng dư nợ quá hạn 14,14 100% 24,72 100% 36,75 100%

Nợ xấu theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân 4,12 68,02% 7,13 52,10% 7,41 30,08% Hộ gia đình, cá nhân 1,93 31,98% 6,56 47,90% 17,22 69,92% Tổng dư nợ xấu 6,05 100% 13,69 100% 24,63 100%

nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng tăng từ 34,62% trong năm 2018 lên 67,81% trong năm 2020. Tương tự, nhóm khách hàng này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ xấu, từ 31,98% trong năm 2018 lên 69,92% trong năm 2020. Thực tế trong giai đoạn trước 2018, nợ xấu và nợ quá hạn rơi vào nhóm doanh nghiệp tư nhân, tạo ra các mối hiểm họa cho tính ổn định của Chi nhánh. Nhận thức được tình hình này, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa chủ động sử dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp tư nhân; đồng thời, Chi nhánh tăng cường các chiến lược sàng lọc khách hàng, giám sát, theo dõi khoản vay của nhóm khách hàng này. Tuy vậy, với chính sách ưu tiên mở rộng dư nợ ngắn hạn và nới lỏng cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thời gian qua làm quy mô nợ quá hạn, nợ xấu của các đối tượng khách hàng này tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh, đầu tư ảm đạm của huyện Sơn Hòa những năm gần đây cũng là nguyên nhân khiến khả năng trả nợ của khách hàng giảm rõ rệt, ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa.

Dự phòng rủi ro cụ thể được trích lập 1,93 4,87 8,90

Tổng dự phòng rủi ro được trích lập 3,02 7,70 12,76

Dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ 0,44% 0,98% 1,61%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa)

2.2.2. Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Liên quan việc lập quỹ dự phòng rủi ro cho vay, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014. Hàng quý, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, cụ thể: (1) Dự phòng chung: trích lập 0,75% tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 4); (2) Dự phòng cụ thể: trích lập theo từng nhóm nợ (nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; và nhóm 5: 100%). Lưu ý là dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản nợ được tính bằng giá trị còn lại của khoản nợ trừ giá trị của tài sản đảm bảo đã được khấu trừ theo các tỷ lệ được quy định trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại, do đó, phải hạn chế dư nợ xấu và nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn để hạ thấp được tỷ lệ này. Tương tự phân tích tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, Agribank-Chi nhánh Sơn Hòa chứng kiến sự gia tăng giá trị cũng như tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng kể từ năm 2018. Cụ thể, năm 2018 có mức trích lập thấp nhất là 3,02 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập là 0,44%, trong khi năm 2020 cho thấy tỷ lệ trích lập cao nhất là

Một phần của tài liệu 1335 rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam–chi nhánh huyện sơn hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w