1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ
1.3.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chất lượng tín dụng cá nhâncao
hay thấp do chính sách cho vay:
Chính sách hợp lý: chính sách tín dụng minh bạch làm cho hoạt động tín dụng rõ ràng, việc cấp tín dụng diễn ra đúng đối tượng và đúng mục đí ch
Chính sách chưa tốt: chính sách tín dụng không minh bạch làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng khơng đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của nhà nước.
- Chất lượng chuyên môn của cán bộ tín dụng
Con người ln là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và tất yếu nó cũng khơng loại trừ khỏi hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. Hơn nữa, cán bộ Ngân hàng lại là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Do đó, chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng, nó
quyết định đến sự thành cơng trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Đội ngũ cán bộ Ngân hàng có chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát sau vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng ngăn ngừa đuợc những rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng và nguợc lại.
- Cơng tác giám sát và quản lý sau khi cho vay
Tại các Ngân hàng, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay cũng quan trọng và cần sự tập trung không kém so với việc thẩm định truớc khi cho vay.Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đuợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đuợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.
Công tác này đuợc duy trì tốt sẽ giúp cho Ngân hàng quản lý tốt các khách hàng của mình cũng nhu phịng tránh đuợc nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.
Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chua thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đuợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
- Công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của
người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ giúp các Ngân hàng kịp thời phát hiện vấn đề và nhanh chóng đưa ra được các biện pháp khắc phục trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và TDCN nói riêng.
Tuy nhiên, cơng việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.
- Sự hợp tác giữa các NHTM
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là khơng thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Thơng tin được trao đổi đầy đủ, kịp thời giúp ích rất nhiều cho các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng TDCN nmois riền. Mặt khác, thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ khơng chừa một ngân hàng nào.