Nâng cao công tác quản lý nợ xấu tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu 1377 thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NH trách nhiệm hữu hạn indovina chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 92)

- Nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của chi nhánh

Để nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân thì hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu là nhân tố không thể thiếu. Công tác xử lý nợ xấu có thực hiện tốt đến đâu cũng không thể đưa nợ xấu về tỷ lệ an toàn nếu Ban Giám đốc chi nhánh không thể quản trị tốt những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh cần phải thực hiện:

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng: Phân tích tổng thể danh mục tín dụng giúp nhà quản lý có thể nhận diện những rủi ro tiềm ẩn của từng danh mục cụ thể, từ đó đưa ra những chính sách quản l cũng như phương hướng xử lý nợ xấu sớm, tránh tình trạng thất thoát vốn mới tìm biện pháp phòng chống và khắc phục. Chi nhánh Mỹ Đình cần phải phân loại lại các hồ sơ nợ xấu hiện tại thành các nhóm theo các tiêu chí như: nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, đối tượng khách hàng, nghề nghiệp, mục đích sử dụng vốn, ... từ đó tìm ra những biện pháp xử lý nợ xấu chung nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Biện pháp này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kiểm toán nộ bộ và xử lý nợ xấu, kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm tổng hợp lại các vấn đề của nợ xấu trong quá trình kiểm soát và kết hợp với bộ phận xử lý nợ để giải quyết vấn đề.

- Song song với việc giám sát, kiểm tra khách hàng, thì việc giám sát hành vi của cán bộ tín dụng và những bộ phận có liên quan cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một trong những nguyên nhân chính gây nên

sự chậm trễ trong quá trình xử lý nợ xấu chính là sự thiếu trách nhiệm, không minh bạch trong quá trình làm việc của cán bộ tín dụng. Chi nhánh cần đảm bảo công tác xử lý thu hồi nợ xấu luôn có sự tham gia của 2 bộ phận công nợ trong ngân hàng.

Công tác kiểm soát nội bộ hiệu quả giúp cho Chi nhánh có thể tránh đuợc những rủi ro từ bên trong, đặc biệt là những rủi ro đến từ con nguời. Đồng thời, công tác kiểm soát nội bộ sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện những khoản nợ xấu có thể phát sinh trong tuơng lai để có phuơng án xử lý kịp thời, giảm thiểu những khoản nợ xấu phát sinh thêm.

*Đẩy mạnh cơ cấu lại nợ cho khách hàng

Trên thực tế tại chi nhánh Mỹ Đình, có rất nhiều khoản vay phát sinh nợ xấu từ những nguyên nhân khách quan nhu: thị trường biến động xấu, cơ quan nhà nước thay đổi chính sách,...Trong số đó cũng có không ít khách hàng rất tiềm năng, có thiện chí trong việc xử lý nợ thì giải pháp xử lý tốt nhất không phải là xử lý tài sản mà là cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng.

Đối với những trường hợp như trên, chi nhánh nên tiến hành trình hồ sơ lên Hội sở chính để điều chỉnh lại thời hạn, số kỳ trả nợ cho khách hàng để khách hàng có điều kiện tiếp tục trả nợ.Giải pháp này không trực tiếp làm giảm rủi ro cho chi nhánh ngay tại thời điểm triển khai nhưng trong dài hạn, đây là một giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đồng thời xử lý tốt nợ xấu tín dụng cá nhân của chi nhánh. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này cần sự cân nhắc kỹ lưỡng của các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng vay.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ như xiết nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện.

- Đối với những khách hàng khó khăn thực sự nhưng có thiện chí trả nợ và phân tích thấy khách hàng có khả năng khôi phục được hoạt động, chủ

động tài trợ thêm cho khách hàng, đồng hành cùng khách hàng vượt quá khó khăn, khôi phục sản xuất để trả nợ cho Chi nhánh.

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: giảm phí phạt chậm trả, giảm lãi suất quá hạn, giảm phí trả nợ trước hạn... để khách hàng tích cực hơn trọng việc trả nợ.

- Quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, chức năng có liên quan trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

- Tùy theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mức độ và sự trầm trọng của việc thiếu khả năng thanh khoản và t nh chất của khoản nợ để bộ phận quản lý nợ thực hiện xử lý các khoản nợ theo một trong các biện pháp sau:

+ Tiếp tục theo dõi khoản nợ theo chế độ đặc biệt, tìm mọi biện pháp để tận thu.

+ Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả thay.

+ Dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý tất toán khoản nợ

+ Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử l , tránh để xảy ra tiêu cực thất thoát tài sản

+ Đối với các khoản nợ được điều chỉnh, việc cơ cấu lại có thể bao gồm việc khách hàng thanh toán khoản vay cho Chi nhánh bằng đất đai, các khoản phải thu hoặc các tài sản khác của một bên thứ ba, gán nợ hoặc thanh toán một phần khoản vay hoặc thêm khách hàng vay. Do tính phức tạp của khoản nợ được điều chỉnh (thường có sự phân nhượng đối với khách hàng vay vốn) nên giao dịch này phải được ban lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Để giảm thiểu rủi ro, chính sách của Chi nhánh về điều chỉnh các khoản nợ cũng phải quy định rõ ràng, đảm bảo cho các điều khoản của chính sách được thực hiện hoàn hảo trên quan điểm về kế toán và kiểm soát. Chi

nhánhphải tính toán lại khoản vay vay được cơ cấu lại bằng cách giảm bớt các số liệu đầu tư cho phù hợp với giá trị hiện thời có tính đến các nhân nhượng và thời điểm cơ cấu lại.

Một phần của tài liệu 1377 thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại NH trách nhiệm hữu hạn indovina chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w